(Bình luận quân sự) - Hành động và phát ngôn của Mỹ cùng các đồng minh đều hướng tới khả năng sẽ xảy ra một hành động quân sự "hội đồng" chống lại Syria.
Chỉ báo tấn công
Tờ Wall Street Journal dẫn một số nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, trong một vài ngày tới có thể xuất hiện tàu khu trục thứ hai của hải quân Mỹ trên Địa Trung Hải.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, nước này đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở phía Đông Địa Trung Hải, từ đây tàu này có thể tham gia bất kỳ vụ tấn công nào nhằm vào Syria. Tàu khu trục thứ hai USS Porter có thể đến đây trong vài ngày tới.
Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Nga và Iran hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và ông cho biết sẽ đưa ra quyết định trong vòng 48 giờ về cách đáp trả vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học (VKHH) tại Douma mà Damascus đang bị cáo buộc thực hiện. Ông chủ Nhà Trắng đã không loại trừ một lựa chọn quân sự cho vụ việc này.
Chiến hạm USS Donald Cook của Mỹ
Nhà Trắng ngày 10/4 thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh dự kiến diễn ra trong tuần này, để tập trung vào cuộc khủng hoảng Syria.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders trong một tuyên bố nêu rõ: "Theo yêu cầu của Tổng thống, Phó Tổng thống (Mike Pence) sẽ thay ông tham dự hội nghị trên. Tổng thống sẽ ở lại Mỹ để chỉ đạo biện pháp đáp trả Syria, đồng thời theo dõi các diễn biến trên thế giới".
Theo kế hoạch trước đó, Tổng thống Trump sẽ tới Peru vào ngày 13/4 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latin, sau đó ông sẽ thăm Colombia.
Động thái mới nhất này cho thấy, có vẻ như Mỹ sẽ lại nhấn nút khai hỏa tên lửa trút xuống Syria như đã làm cách đây một năm cũng với cái cớ phản ứng lại một vụ tấn công bằng VKHH.
Đáng chú ý, USS Porter là một trong hai tàu chiến (cùng với USS Ross) đã tham gia phóng 59 tên lửa xuống một căn cứ không quân của Syria ngày 7/4/2017. Chiếc tàu này "tái xuất" tại Địa Trung Hải cho thấy khả năng cao Mỹ sẽ lặp lại kịch bản cũ. Tuy nhiên, lần này có thêm sự "hưởng ứng" mạnh mẽ của các đồng minh, đặc biệt là Anh và Pháp.
USS Porter đã tham gia vụ phóng 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ quân sự của Syria ngày 7/4/2017
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 10/4 tuyên bố các đồng minh của chính quyền Syria phải chịu "trách nhiệm đặc biệt" cho vụ tấn công nghi sử dụng VKHH mới đây.
Phát biểu trước Quốc hội về cáo buộc sử dụng khí độc tại thị trấn Douma do phiến quân kiểm soát tại Đông Ghouta, Thủ tướng Philippe nêu rõ: "Việc sử dụng các vũ khí này không hề trung lập, điều này nói lên nhiều điều về chính quyền (Syria) và phản ứng của chúng ta với việc sử dụng vũ khí loại này cũng sẽ nói lên nhiều điều về chúng ta. Các đồng minh của chính quyền (Syria) chịu trách nhiệm đặc biệt trong cuộc thảm sát này".
Còn Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vụ tấn công nghi sử dụng VKHH tại Syria.
Phát biểu với phóng viên tại hạt Cambridgeshire thuộc miền Đông nước Anh, Thủ tướng May nêu rõ: "Tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đồng minh và đối tác của chúng tôi như tôi đã làm. Tôi vừa nói chuyện với Tổng thống (Pháp Emmanuel) Macron sáng nay, và tôi sẽ thảo luận với Tổng thống Trump trong ngày hôm nay".
Khi được hỏi liệu Anh có tham gia cùng Mỹ nếu Washington quyết định xúc tiến hành động quân sự tại Syria, bà May đã từ chối trả lời câu hỏi một cách trực tiếp, tuy nhiên bà "tin rằng những kẻ là thủ phạm phải chịu trách nhiệm".
Hai chiếc F-15 của Israel tấn công căn cứ T-4 của Syria ngày 9/4 để thăm dò?
Bà May cho biết: "Vụ tấn công xảy ra ở Douma là một vụ tấn công dã man. Tất nhiên chúng tôi đang khẩn trương làm việc cùng các đồng minh và đối tác nhằm đánh giá vụ việc". Ngoài ra, Thủ tướng May cũng cho hay cùng ngày bà sẽ chủ trì một cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Anh.
Đồng minh "tạm thời" của Nga ở Syria là Thổ Nhĩ Kỳ cũng thể hiện rõ lập trường ngả về phương Tây với những tuyên bố mạnh mẽ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10/4 tuyên bố, những kẻ đứng sau vụ tấn công sẽ phải trả "giá đắt".
Ông Erdogan nêu rõ: "Tôi nguyền rủa những kẻ gây ra cuộc thảm sát này. Bất cứ kẻ nào thực hiện vụ này đều sẽ phải chịu trách nhiệm và chắc chắn phải trả giá đắt".
Hành động và phát ngôn của Mỹ cùng các đồng minh đều hướng tới khả năng sẽ xảy ra một hành động quân sự "hội đồng" chống lại Syria. Quy mô và mức độ lần này có thể sẽ lớn hơn sự kiện cách đây một năm.
Thuyền viên bị bắt cóc, Hàn Quốc triển khai tàu chiến tới Ghana
Hàn Quốc triển khai tàu chống cướp biển tới ngoài khơi Ghana, sau khi ba thuyền viên nước này bị cướp biển bắt cóc. |
Bao giờ Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay Type 001A?
Không loại trừ khả năng, kỷ niệm 69 năm thành lập Hải quân Trung Quốc, nước này sẽ tiến hành chạy thử nghiệm tàu sân ... |
Trung Quốc sắp thử nghiệm tàu sân bay nội địa đầu tiên
Tàu sân bay Type-001A đóng mới tại Trung Quốc đang được hoàn thiện với tốc độ nhanh và sắp được tiến hành thử nghiệm trên ... |
Trung Quốc lấp lửng vụ tàu sân bay đến Biển Đông tập trận
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận hải quân nước này tiến hành tập trận “thường kỳ” ở Biển Đông, nhưng không khẳng định, cũng ... |
Hàng chục tàu chiến Trung Quốc kéo đến Biển Đông
Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một đội tàu hùng hậu của Trung Quốc, bao gồm tàu sân bay của nước này, đang ... |
Trung Quốc bực tức vì tàu chiến Mỹ áp sát đá Vành Khăn
Trung Quốc ngang nhiên phản đối sau khi tàu chiến Mỹ vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ... |
Tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp
Một tàu khu trục của hải quân Mỹ hôm 23-3 đã tiếp cận một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở ... |
Phát hiện xác tàu chiến cùng 700 lính Mỹ ở Thái Bình Dương
Việc tìm thấy xác tàu USS Juneau giúp giải đáp bí ẩn hơn 75 năm qua về nơi an nghỉ của 5 anh em nhà ... |
Ngày đăng: 08:55 | 11/04/2018
/ http://baodatviet.vn