Chiều ngày 27/11, tại Lạng Sơn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng về dự án xây dựng Khu di tích Chi Lăng.
Tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh Lạng Sơn. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đỗ Chí Thanh, Tổng giám đốc Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Quỳnh Lâm, lãnh đạo các Ban chuyên môn, Văn phòng Tập đoàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng đã thông báo một số kết quả phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh như đạt 17/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, giao thông, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh… Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cũng như toàn thể bà con nhân dân trong tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất, mở rộng kinh doanh, phát triển nông nghiệp sạch.
Chủ tịch Phạm Ngọc Thưởng cũng thông tin, Lạng Sơn đang đặc biệt mời gọi xã hội hóa đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án khu di tích đền thờ Chi Lăng, tại Khu Hồ Bãi Hào, Xã Chi Lăng, Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Thay mặt cho đoàn công tác, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh bày tỏ vui mừng về kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Về dự án xây dựng Khu di tích Chi Lăng, đồng chí Trần Sỹ Thanh cũng bày tỏ quan điểm cần khởi công sớm để trong năm 2019 công trình này đã triển khai có hình có dạng. "Đây là giai đoạn đặc biệt thuận lợi để tạo nên phong trào xã hội hóa đầu tư vào các dự án lớn về du lịch tâm linh trong tỉnh Lạng Sơn", Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn.
Thay mặt Ban QLDA, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết, Dự án đã hoàn thành bước lập quy hoạch 1/500, tỉnh đã giao cho UBND huyện Chi Lăng thực hiện thu hồi đất 1,6ha/4,5ha dự án xây dựng khu đền thờ này. Dự kiến vốn đầu tư toàn bộ công trình sẽ vào khoảng 110 tỉ đồng, Trong đó có một phần ngân sách Nhà nước, một phần ngân sách của tỉnh, còn lại khoảng hơn 40% là kêu gọi vốn xã hội hóa.
Theo kế hoạch đề ra, trong quý I/2019 sẽ tiến hành khởi công dự án. Theo Tư vấn dự án, Dự án đã hoàn thành quy hoạch 5ha khu dự án đền thờ Chi Lăng gồm các hạng mục chính như nhà bảo tàng, đền đài, khu du lịch. Đây là địa hình vừa nhân tạo vừa thiên tạo rất đẹp hướng ra đường Hà Nội Lạng Sơn. Nghiên cứu đề án được tỉnh phê duyệt, đây sẽ là ngôi đền đặc trưng kiến trúc của người Việt, thờ vua Lê có công trong chiến thắng Chi Lăng vào năm 1427. Đây cũng là cửa ải quan trọng trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu giới thiệu về dự án Khu di tích Chi Lăng.
Khu di tích được xây dựng thành 5 cấp chính gồm lầu Nghinh Phong, Thủy tạ, Thủy đình, Cổng tứ tr và Đền thờ chính. UBND tỉnh dự kiến tổ chức hội thảo mời các nhà sử học để giới thiệu về dự án Đền thờ Chi Lăng. Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm cho rằng, dự án là một ý tưởng rất hay và có địa thế rất tốt. Khi du khách đến thăm quan, thấy một nơi tôn nghiêm, có giá trị lịch sử lâu đời và được xây dựng trang nghiêm, khang trang sẽ quay lại để đóng góp cho Dự án. Tổng giám đốc Vietsovpetro cũng bày tỏ tin tưởng, với ý nghĩa lịch sử và địa thế của Khu di tich, Dự án có thể sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mà không cần dùng đến ngân sách Nhà nước, thậm chí có thể mở rộng được. "Trong phạm vi thẩm quyền của lãnh đạo Liên doanh, VSP luôn sẵn sàng về khoản đầu tư khoảng 20 tỉ đồng xây dựng hạng mục Đền thờ chính để làm hạt nhân kêu gọi đầu tư cho cả dự án", Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm nói.
Thiết kế 3D Dự án đền thờ Chi Lăng, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phạm Ngọc Thưởng khẳng định: Bước khởi đầu dự án rất quan trọng. Chúng tôi sẽ tăng tốc triển khai nhanh dự án, làm tốt công tác truyền thông, không chỉ riêng ở tỉnh Lạng Sơn mà còn tạo sự đồng thuận trên cả nước. "Chắc chắn ngay đầu năm 2019, tỉnh sẽ thành lập Ban vận động kêu gọi đầu tư cho dự án và tiến hành khởi công công trình Đền chính. Rất mong rằng sự chủ động của Ban quản lý dự án sẽ thực sự thu hút các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đúng theo nghĩa “góp gió thành bão”để đầu tư ủng hộ cho Khu di tích Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn", Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.
Thành Công
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận cung cấp khí từ mỏ Tuna
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đàm phán với đối tác Indonesia trong lĩnh vực khí, ngày 10/11/2017, trong ... |
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn đại biểu khu tự trị Nhenhexky và TGĐ Công ty Zarubezhneft
Chiều ngày 19/11/2018, tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Vũ Trường Sơn đã có buổi ... |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Gắn sản xuất kinh doanh với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia trong bối cảnh mới
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và là đơn vị kinh tế chủ lực của quốc gia. Trong ... |
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm và tặng quà trường THPT Quỳ Hợp, Nghệ An
Ngày 18/11, tại Nghệ An, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức thăm và tặng quà cho tập thể giáo viên và học ... |
Ngày đăng: 00:00 | 28/11/2018
/ Cổng thông tin điện tử PVN