Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay có thể đạt cao nhất 6,3%.
Tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 6,3% |
Sáng nay (20-4), VEPR công bố báo cáo kinh tế quý I-2021. Theo đó, kinh tế Việt Nam quý I- 2021 tăng trưởng ở mức 4,48%, bằng mức tăng trưởng quý trước.
Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng là: Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn;
Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Tuy vậy, VEPR cho rằng, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Đó là sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.
Ngoài ra, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như: mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở trên, VEPR đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0-6,3%.
Theo các chuyên gia, trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.
Việt Nam cũng cần đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Đồng thời, cần khắc phục các điểm yếu nội tại của nền kinh tế để khai thác tốt cơ hội từ hội nhập và sản xuất, kinh doanh bền vững.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm không đạt vì Covid-19
Đại dịch xuất hiện kéo tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 còn khoảng 5,9%, thấp hơn mục tiêu 6,5-7% nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng ... |
GDP quý I tăng thấp nhất 10 năm
Do ảnh hưởng của Covid-19, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 3,82% - thấp hơn kịch bản xấu nhất Bộ Kế hoạch & Đầu ... |
Ngày đăng: 13:46 | 20/04/2021
/ anninhthudo.vn