Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, cả Washington, Moscow và Bắc Kinh đều không hề giấu giếm động thái chuẩn bị cho chiến tranh của mình.

Mỹ lau vũ khí khi Nga lắp cung tên

Thông tin về động thái của các bên chuẩn bị cho chiến tranh được Sputnik dẫn lời ông Andrei Belousov cho biết hôm 26/10 rằng, Nga đang chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của mình trước bất kỳ sự gây hấn nào trước Mỹ.

Vị Phó giám đốc Sở Kiểm soát và Chống phổ biến Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mỹ có những động thái "đang chuẩn bị cho chiến tranh" đồng thời khẳng định rằng, Moscow sẽ phải sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ, quy tắc và giá trị của mình.

Ông Belousov cho hay: "Gần đây trong cuộc họp của Ủy ban Thứ nhất Liên Hợp Quốc, phía Mỹ nói rằng nước Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh. Đúng thế, Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh, tôi có thể xác nhận điều này.

Chúng tôi đang chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quy tắc, giá trị và người dân Nga – chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy", vị quan chức Ngoại giao Nga cho biết.

tam cuong my nga trung doc suc chuan bi chien tranh

Mỹ đang tăng cường vũ khí đến châu Âu.

Tuy nhiên, nhà Ngoại giao này cũng khẳng định rằng, Moscow không hề chuẩn bị để bắt đầu một cuộc chiến. Ông Belousov cho biết, cách mà Nga và Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh rất khác nhau.

"Tại sao nước Mỹ lại rút khỏi Hiệp ước INF, tăng cường kho hạt nhân và thực thi chính sách hạt nhân mới chứ?", ông Belousov cho rằng Washington chuẩn bị là để bắt đầu một cuộc chiến.

Theo thông tin vị quan chức này có được, cùng với tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, các đưn vị của Quân đội Mỹ tại châu Âu, đặc biệt là Ramstein tại Đức vừa được tiếp nhận số vũ khí nhiều kỷ lục kể từ thời chiến tranh tại Nam Tư.

Cụ thể, căn cứ quân sự Mỹ khét tiếng nhất châu Âu này vừa được tiếp nhận hàng trăm conteiner vũ khí đủ loại khác nhau. "Đây là lô vũ khí đơn vị Mỹ được cấp mới kể từ năm 1999", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tại châu Âu tiết lộ.

Tuy nhiên, vị đại diện này không cho biết cụ thể những chủng loại vũ khí được điều đến Đức nhưng khẳng định, đây chỉ là đợt tăng cường đầu tiên trong năm 2018 theo sắc lệnh của Tổng thống Trump.

"Các vũ khí mà các đơn vị của chúng tôi nhận được sẽ sử dụng cho các hoạt động chống lại sự gây hấn của kẻ thù nhằm vào Mỹ và các đồng minh tại châu Âu", vị quan chức này cho biết thêm.

Trước loạt bước đi mới của Mỹ, quan chức Ngoại giao Nga cho rằng, việc điều động vũ khí mới và tuyên bố rút khỏi INF rõ ràng là những bước chuẩn bị cho chiến tranh của Mỹ. Chính vì vậy, sự chuẩn bị của Nga cho một tình huống như vậy là hết sức cần thiết.

Trung Quốc sẵn sàng...

Cùng với sự chuẩn bị cho chiến tranh của Nga và Mỹ, đặc biệt sau khi giới quân sự Mỹ tuyên bố lý do rời INF nhằm đối phó với kho tên lửa tầm trung của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không ngần ngại tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc chiến quy mô lớn.

Trong một phóng sự phát sóng trên Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm 25/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi toàn quân đội tập trung chuẩn bị chiến đấu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Nam: "Cần phải tăng cường nhiệm vụ và tập trung vào việc chuẩn bị chiến đấu. Đơn vị này phải mang "trách nhiệm quân sự nặng nề" trong những năm gần đây".

Chuyến thị sát Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Nam, đơn vị giám sát Biển Đông và cùng Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Đông giám sát đảo Đài Loan, diễn ra khi Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến thăm 4 ngày tại tỉnh Quảng Đông nhằm mục đích củng cố niềm tin trong bối cảnh suy thoái kinh tế và tranh chấp thương mại, chiến lược với Mỹ tăng lên.

Ông Tập Cận Bình nói: "Chúng ta cần xem xét tất cả tình huống phức tạp và lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp phù hợp, đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng chiến đấu, diễn tập chung, các bài tập đối đầu để tăng cường khả năng cho quân nhân và công tác chuẩn bị cho cuộc chiến".

Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa cho biết nước này "sẽ không bao giờ từ bỏ một centimet chủ quyền", kể cả những khu vực như đảo Đài Loan và trên Biển Đông, và cảnh báo "những thách thức lặp đi lặp lại" đối với vấn đề chủ quyền về Đài Loan cực kỳ nguy hiểm, sẽ dẫn tới hành động quân sự.

Giới quan sát cho rằng bài phát biểu của ông Tập nhằm củng cố nhuệ khí quân đội và lặp lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Biển Đông. Collin Koh, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết: "Đây có thể là tín hiệu cho Mỹ và bất cứ bên nào Bắc Kinh cảm thấy đang hành động khiêu khích ở Biển Đông".

Cùng với đó, chuyên gia phân tích Zhou Chenming ở Bắc Kinh cũng đồng tình với quan điểm này. "Mỹ sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bởi Washington không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo (chiếm đóng phi pháp) và có thể sẽ xảy ra đụng độ quân sự giữa hai nước tại vùng biển này".

tam cuong my nga trung doc suc chuan bi chien tranh

Mỹ tuyên bố đối đầu quyết liệt với Trung Quốc mọi thời điểm

Ngoại trưởng Pompeo cho rằng các chiến lược của Trung Quốc đều đe dọa lợi ích của Mỹ và Washington cần hành động để ngăn ...

tam cuong my nga trung doc suc chuan bi chien tranh

Những vũ khí của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Gây khó dễ cho hàng hóa thông quan, khơi dậy tinh thần dân tộc là chiến lược của Trung Quốc ngoài đòn áp thuế trả ...

tam cuong my nga trung doc suc chuan bi chien tranh

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Con bài lợi hại của Bắc Kinh

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt ...

Ngày đăng: 21:00 | 27/10/2018

/ Đất Việt