Thời điểm xảy ra tai nạn xe khách chở 40 người, nếu anh Mạnh kịp đánh lái tránh xe cứu hỏa có thể nhiều người thương vong hơn.
Quá bất ngờ!
Sáng ngày 20/3/2018, anh Đỗ Hùng Mạnh (38 tuổi) – tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều ngày 18/3 vẫn chưa ổn định tinh thần.
Mặc dù vụ tai nạn khiến chân anh “không nhấc lên được” nhưng với anh đó vẫn là may mắn vì tính mạng bản thân và 40 hành khách trên xe không bị ảnh hưởng.
Anh Mạnh nhớ lại: “Thời điểm đó có mưa nhỏ, đường trơn, trời tối nên tôi chỉ chạy vận tốc khoảng 85km/h (đoạn đường cho phép chạy tối đa 100km/h), đây là vận tốc bình thường với các xe lưu thông trên đoạn đường này”.
Đến ngã 3 đoạn cầu vượt Thường Tín – Hà Nội, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, Công an TP. Hà Nội từ đường nhánh đi ra ngược đường, lấn làn khiến anh Mạnh bất ngờ, đâm trực diện vào xe cứu hỏa.
Hiện trường vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều ngày 18/3.
Anh Mạnh chia sẻ, bản thân có 14 năm làm nghề lái xe, trong đó có 8 năm chạy chuyến Thanh Hóa – Hà Nội.
“Mỗi ngày 2 lần tôi chạy qua đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng chưa bao giờ gặp tình huống như hôm xảy ra tai nạn.
Tôi quá bất ngờ vì chiếc xe cứu hỏa không quan sát, đi thẳng từ trong ra mà còn lấn làn khiến tôi không kịp xử lý” – anh Mạnh cho hay.
Theo anh Mạnh, bất kỳ lái xe nào cũng đều biết đường cao tốc các xe thường chạy với vận tốc cao, bình thường việc chạy ngược đường đã rất nguy hiểm chưa kể đến việc xe cứu hỏa lấn làn.
Đặt mình vào vị trí của người cảnh sát lái xe cứu hỏa, anh Mạnh nói:
“Dù biết cứu hỏa là xe được ưu tiên, chạy ngược đường và không giới hạn tốc độ, cứu người cũng là việc gấp nhưng khi ra tới ngã 3, lại xác định chạy ngược đường thì trước khi đi ra tôi phải dừng lại quan sát, chạy chậm vào làn khẩn cấp.
Nếu không có thể cứu người chưa được mà còn gây thương vong cho nhiều người khác”.
Tính mạng 40 người
Thời điểm vụ tai nạn xảy ra trên xe anh Mạnh chở 40 hành khách (chưa kể lái xe và phụ xe). Là người lái xe lâu năm, khi phát hiện có chướng ngại vật đằng trước trong đầu anh Mạnh đã tính đến chuyện đánh lái để tránh nhưng do quá bất ngờ, đường trơn nên việc đánh lái gấp có thể sẽ khiến cho xe bị lật hoặc gây tai nạn cho các xe khách khác đang lưu thông cùng chiều.
Video vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa:
“Lúc đó vì quá gấp nên tôi chỉ nhấn chân phanh hết cỡ. Vì là cuối tuần nên lượng xe khách từ các tỉnh về Hà Nội rất nhiều, xe nào cũng đông. Nếu đánh lái tránh xe cứu hỏa thì có thể sẽ gây ra vụ tai nạn liên hoàn, chắc chắn sẽ có nhiều người thương vong hơn” – anh Mạnh cho biết.
Từ khi vụ tai nạn xảy ra, anh Mạnh đã nhận được triệu tập của Công an TP. Hà Nội đến trụ sở lấy lời khai, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của vụ tai nạn nhưng do sức khỏe chưa bình phục nên anh Mạnh chưa thể chấp hành.
Trước thông tin xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo vị này, tài xế có thể bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Ngoài ra, tùy tính chất sự việc mà xử lý theo quy định pháp luật.
Anh Mạnh thẳng thắn: “Vụ tai nạn quá bất ngờ, không ai mong muốn điều đó xảy ra.
Tôi chắc chắn bất cứ tài xế nào ở trong tình huống của tôi cũng khó xử lý, tránh được vụ tai nạn. Mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, xử lý sao cho ít thương vong nhất”.
Ngày 19/3/2018, trả lời báo chí về vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đại diện Cục CSGT cho rằng, khi gặp xe cứu hộ ở bất cứ hướng nào, các phương tiện phải chủ động nhường đường.
"Xe cứu hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới; không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông", vị này nói.
Lãnh đạo Phòng tuyên truyền hướng dẫn luật của Cục CSGT cũng khuyến cáo, khi có tín hiệu của xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp như xe chữa cháy, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe ưu tiên.
Về trường hợp xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo vị này, tài xế có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; ngoài ra tùy tính chất vụ việc mà xử lý theo quy định pháp luật.
Đông Tẩu
Xe cứu hỏa đi cứu người mà lại gây nguy hiểm cho bao nhiêu người Vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) chiều tối 18.3 đang gây tranh cãi quyết liệt trên các diễn đàn và phương ... |
Người thân tiếc thương chiến sĩ PCCC thiệt mạng ở cao tốc Pháp Vân Sáng 20/3, người thân, đồng đội tiễn đưa thượng sĩ Chử Văn Khánh, người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ 16 nạn ... |
Xe khách đâm xe cứu hỏa: Không nhận được cảnh báo? Thông tin từ phía nhà xe Hải Hà cho biết thời điểm xay ra tai nạn không thấy xe cứu hỏa hụ còi, không có ... |
Ngang nhiên chiếm làn khẩn cấp trên cao tốc: Vô luật pháp, vô đạo đức và giết hại biết bao người Bạn đọc cho rằng việc thản nhiên đi vào làn đường khẩn cấp, không nhường đường khi có tín hiệu của xe được quyền ưu ... |
Ngày đăng: 14:45 | 20/03/2018
/