Trục trặc của hệ thống phòng thủ Phalanx được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự cố, nhưng thủy thủ tàu chiến Nhật cũng có trách nhiệm.

su co khien tau chien nhat ban roi cuong kich my nam 1996

Tàu khu trục JS Yuugiri hồi năm 2018. Ảnh: Wikipedia.

Tối 3/6/1996, tàu khu trục đa dụng JDS Yuugiri của Nhật Bản bắt đầu màn bắn đạn thật trong khuôn khổ Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ tổ chức. Tuy nhiên, chiến hạm Nhật đã bắn rơi một cường kích A-6E thuộc hải quân Mỹ đang tham gia diễn tập, thay vì diệt mục tiêu bay cách đó gần 5 km.

Hai thành viên tổ lái A-6E phóng ghế thoát hiểm và được chiếc Yuugiri giải cứu an toàn, không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Quan chức hải quân Mỹ và Nhật đều quả quyết rằng đây chỉ là tai nạn ngoài mong muốn. Nhiều người từng lo ngại sự cố sẽ gây ảnh hưởng chính trị tới Tokyo, khi một chiến hạm Nhật bắn đạn thật trên Thái Bình Dương và gợi nhớ tới cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941.

Chiếc A-6E khi đó đang dùng đoạn dây cáp dài gần 5 km để kéo theo mục tiêu mô phỏng máy bay đối phương. Khoảng cách này nhằm bảo đảm phi cơ Mỹ không bị đe dọa bởi vũ khí phòng không bắn vào mục tiêu phía sau. Dù vậy, nó lại bị hệ thống phòng thủ cực gần (CIWS) Phalanx trên tàu Yuugiri khóa mục tiêu và bắn hạ, trong khi mục tiêu thực sự vẫn an toàn.

Nhóm điều tra Nhật cho rằng cụm pháo Phalanx đã bị vô tình chuyển sang chế độ chiến đấu tự động, cho phép nó tự bám bắt và tiêu diệt mọi mục tiêu có tốc độ nhất định trong tầm bắn.

su co khien tau chien nhat ban roi cuong kich my nam 1996

Hệ thống Phalanx lắp trên một tàu chiến Nhật. Ảnh: Wikipedia.

"Mẫu pháo do Mỹ sản xuất được lập trình để không thể bắn hạ máy bay đồng minh, nhưng điều gì đó đã xảy ra. Kíp điều khiển trên JDS Yuugiri dường như cũng nhầm lẫn giữa máy bay A-6E và mục tiêu phía sau, thậm chí có khả năng họ còn bấm nhầm nút khai hỏa", một điều tra viên tiết lộ.

Sự cố bắn nhầm này khiến hai nước thống nhất ngừng sử dụng đạn thật trên tàu Yuugiri và các chiến hạm Mỹ trong suốt đợt diễn tập RIMPAC 96.

Đây cũng không phải lần duy nhất lực lượng Nhật bắn nhầm quân mình. Sự cố tương tự xảy ra trước đó chỉ 4 tháng, khi một tiêm kích hạng nặng F-15J Nhật khóa mục tiêu vào chiếc bay cùng đội hình và khai hỏa giả định để diệt mục tiêu. Nhưng ngay khi phi công vừa ấn nút, tên lửa tầm ngắn AIM-9L đột nhiên phóng ra và đánh trúng chiếc F-15J đồng đội, khiến nó lao xuống biển.

Vũ Anh (Theo NYTimes)

su co khien tau chien nhat ban roi cuong kich my nam 1996 Lo F-22 bị bắn rơi, Mỹ trang bị súng trường cho phi công

Loại vũ khí mới được kỳ vọng sẽ tăng hỏa lực và khả năng sống sót của phi công F-22 khi bị bắn hạ trong ...

su co khien tau chien nhat ban roi cuong kich my nam 1996 Hé lộ điểm yếu chết người F-35A Nhật Bản rơi?

Bất chấp các vấn đề của OBOGS, hệ thống này vẫn được trang bị trên nhiều máy bay F-35A, mà không có bất kỳ biện ...

Ngày đăng: 11:20 | 30/04/2019

/ https://vnexpress.net