Người trực tiếp ký văn bản thì phải chịu trách nhiệm đầu tiên, không thể biện hộ, lẩn tránh trách nhiệm trước pháp luật.

LTS:- Liên quan tới việc ký văn bản thay đổi quy hoạch tại khu đô thị Thủ Thiêm, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ sai phạm, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm thuộc về những người có chữ ký trực tiếp là KTS trưởng của thành phố, các sở, ngành, UBND TP. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vụ việc khác, điệp khúc "đúng quy trình", "ký do lãnh đạo giao" lại lặp lại trong vụ việc này. Vậy vì sao lại có hiện tượng như vậy, báo Đất Việt đã có buổi trao đổi với TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra VBQP PL - Bộ Tư pháp để làm rõ hơn vấn đề này.

sai pham thu thiem do lanh dao bao kykhong do thua

Nhiều sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Baogiaothong

Ai sai phải chịu trách nhiệm

PV:- Thưa ông, thời gian gần đây, đang có một hiện tượng khiến dư luận rất quan tâm đó là: "cứ có sai phạm xảy ra, những người có liên quan tới chữ ký lại nói do cấp trên chỉ đạo". Điển hình là những sai phạm trong vụ việc điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố. Hay như vụ việc cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn cũng vậy. Cụm từ "ký theo chỉ đạo", "ký vì được lãnh đạo giao" luôn được sử dụng một cách nhuần nhuyễn nhằm biện minh cho trách nhiệm của mình. Đáng nói, đây chỉ là hai trong số nhiều vụ việc điển hình muốn nói tới. Trước đó, khi xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh, người ta cũng nghe nhiều cụm từ "rút tiền theo chỉ đạo", "chúc Tết theo chỉ đạo"... Vậy, theo ông, phải lý giải hiện tượng trên thế nào? Những giải thích như vậy có hợp lý không? Vì sao?

TS Lê Hồng Sơn:- Sai phạm xảy ra lại tìm cách đổ lỗi cho người khác? Chuyện thật cứ như đùa. Mà nghe cũng quen quen. Lỗi đánh máy, Lỗi do văn thư. Lỗi do cấp dưới. Lại còn chuyện cứ “Nhận lỗi, rút kinh nghiệm sâu sắc” như một điệp khúc. “Văn hóa từ chức” thấy quá xa vời, diệu vợi.

Chuyện ở Thủ Thiêm, ở cảng Quy Nhơn và không ít cơ quan, đơn vị, địa phương khác lâu nay, lại còn có câu chuyện” Làm theo chỉ đạo”,” ký theo Lệnh của người khác, Lệnh của Cấp trên”. Vừa bi, vừa hài. Anh là người có chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn hẳn hoi. Có Lương, có Bổng, có Danh phận chứ có phải là “ông phỗng” đâu? Liệu trên thế gian này, có nơi nào cũng có chuyện tương tự như ở Xứ ta nữa hay không?. Thật đáng báo động về văn hóa quản lý,về kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy công quyền.

Quay lại chuyện Quy hoạch ở Thủ Thiêm. Trước đây, Tôi đã có ý kiến: Làm sao chấp nhận việc Lãnh đạo ký Quyết định phê duyệt “Bản đồ Quy hoạch” mà lại không có “Bản đồ Quy hoạch” là văn bản được phê duyệt kèm theo? Lý lẽ đưa ra, không ai chấp nhận được chứ đừng nói là chuyện trong bộ máy công quyền, kiến thức, trình độ quản lý, ban hành văn bản được trang bị kỹ càng, là yêu cầu tố nền tảng, tối thiểu của mọi công chức khi thi hành công vụ? Lại còn có chuyện cấp dưới (Thành phố) ban hành Quyết định sửa đổi, thay thế Quyết định do cấp trên (Thủ tướng Chính phủ) ban hành nữa chứ? Vô lý hết sức.

Trước hết, tôi hoan nghênh kết luận của Thanh tra CP liên quan tới việc giải quyết khiếu nại của công dân về quy hoạch, công tác GPMB, đền bù tái định cư... tại KĐT Thủ Thiêm, TP.HCM.

Tôi thấy, kết luận thanh tra đã được đưa ra sau một quá trình tiến hành thanh tra khá nghiêm túc, bài bản. Hình dung rằng, nếu thực hiện đúng kết luận thanh tra và làm đến nơi, đến chốn thì đây là một đại án nữa liên quan tới đất đai ở địa phương được phanh phui. Niềm tin của người dân ở Thủ Thiêm nói riêng và cả nước nói chung lại được nhen nhóm, khôi phục. Việc một vài cá nhân có trách nhiệm trong vụ việc quy hoạch Thủ Thiêm đưa ra lý giải, biện hộ rằng: người đó đã ký ban hành quyết định theo sự chỉ đạo của cấp trên là ông A, bà B, hay “Tập thể C” nào đó ở địa phương, cũng giống như trường hợp ở Bình Định, hay vụ việc Trịnh Xuân Thanh... là một thực tế.

Tôi thấy hiện tượng này lâu nay ở xứ ta không có gì là lạ cả. Bởi vì, lâu nay ở địa phương cơ chế lãnh đạo, quản lý nhiều khi khá phức tạp, rối rắm. Người quyết không mấy khi xuất đầu lộ diện, còn người ký ban hành văn bản thì "giấy trắng mực đen, chữ ký tươi, con dấu đỏ" rõ ràng, làm sao có thể chối tội được?

Trước đây, khi xử lý một loạt các văn bản của hơn 30 tỉnh thành đưa ra các quy định sai trái về xử phạt vi phạm hành chính tại địa phương, tôi đã nhiều lần nghe một số lãnh đạo địa phương trình bày rằng: Quyết định để ban hành văn bản của địa phương trong việc xử phạt vi phạm hành chính, mặc dù biết là sai nhưng vẫn phải ký vì đó là chỉ đạo, là quyết định của "cấp trên có thẩm quyền" ở địa phương rồi. Cấp trên đã quyết định. Tôi không ký là không chấp hành và sẽ bị xử lý, không ngồi yên tại vị trí này, bị buộc phải rời khỏi vị trí này lâu rồi.

Đấy là một thực tế, không quá lạ lùng ở ta.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật về quản lý nhà nước thì, người đứng đầu, người đã trực tiếp ký ban hành quyết định hành chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung sai trái của quyết định hành chính do mình ban hành. Không thể biện hộ, đổ lỗi một cách tùy tiện được.

Nếu cấp trên nào đó đã có chỉ đạo, quyết định khi ban hành văn bản thì anh phải có chứng cứ, phải có văn bản, tài liệu, căn cứ để chứng minh rằng trong khi thực hiện nhiệm vụ, anh đã thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo nào đó.

sai pham thu thiem do lanh dao bao kykhong do thua Khu tái định cư Thủ Thiêm khác với phê duyệt của Thủ tướng thế nào?

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM thu hồi đất, xây dựng khu tái định cư 160ha cho người dân Thủ Thiêm ...

sai pham thu thiem do lanh dao bao kykhong do thua Sai phạm Thủ Thiêm do \'lãnh đạo bảo ký\': Có phổ biến?

Hiện đang tồn tại những quy trình "đi ngang", "làm tắt", ký văn bản chỉ sau một cú điện thoại, một câu lệnh miệng...

Ngày đăng: 14:27 | 12/09/2018

/ http://baodatviet.vn