Thông tin các thí sinh tại tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn và Sơn La có điểm xét tuyển cao nhất vào Trường Học viện An ninh Nhân dân năm 2018 đang gây xôn xao dư luận. Từ đó, có ý kiến đề xuất cần rà soát lại điểm thi của một số thí sinh có điểm cao trong kì thi THPT quốc gia.

ra soat ket qua thi thpt quoc gia thi sinh biet ro diem thuc cua minh

Thông tin các thí sinh tại tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn và Sơn La có điểm xét tuyển cao nhất vào Trường Học viện An ninh Nhân dân năm 2018 đang gây xôn xao dư luận. Từ đó, có ý kiến đề xuất cần rà soát lại điểm thi của một số thí sinh có điểm cao trong kì thi THPT quốc gia.

Nguyên nhân của đề xuất nói trên bắt nguồn từ những vụ tiêu cực, gian lận thi cử đã bị cơ quan chức năng phát hiện tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Tại Hà Giang, có thí sinh đang từ điểm liệt (0,75; 1 điểm) đã được sửa thành 9, 9.75. Cá biệt có những thí sinh tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm.

Việc để “lọt lưới” những thí sinh yếu kém (nếu có) vào các trường thuộc khối công an, y dược sẽ tạo ra nhiều hệ lụy, không công bằng đối với những thí sinh khác và làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công an, y bác sĩ, làm giảm sút niềm tin của cộng đồng.

Trong trường hợp kết quả rà soát của Bộ GD&ĐT không thay đổi, điểm thi của các thí sinh nói trên vẫn được công nhận. Việc các trường tự rà soát sẽ vướng về mặt pháp lý, phát sinh kiện tụng.

Với việc tất cả các môn thi trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn), sau khi có đáp án chính thức, tất cả các thí sinh đều đã biết được chính xác điểm số của mình. Do đó, trong gian lận thi cử, không thể nói thí sinh hoàn toàn vô can.

Chính các thí sinh là người biết rõ nhất mình có xứng đáng với suất học trong các trường khối công an, y dược hay danh vị “thủ khoa” hay không. Việc này có thể tham khảo qua đối chiếu kết quả học tập ở THPT, đặc biệt là điểm số của các môn thi thử đại học.

Tuy nhiên, việc kêu gọi các thí sinh trung thực, tự nguyện rút lui là điều không khả thi, vì kết quả thi THPT quốc gia gắn liền với danh dự và nghề nghiệp, vị trí việc làm trong tương lai.

Nhằm bảo đảm quyền lợi các bên, trong khi chờ kết quả rà soát từ cơ quan chức năng, các trường đại học có thể thông báo cho thí sinh về việc kết quả thi có thể thay đổi. Từ đó, đề nghị thí sinh nào biết rõ kết quả thi thật không đủ điểm đậu vào trường có thể tự nguyện rút lui; còn những ai không rút, nếu sau này kết quả thi thay đổi thì phải tự chịu trách nhiệm về các thiệt hại (nếu có).

Một giải pháp thuộc về kĩ thuật, bảo đảm công bằng là các trường đại học (kể cả khối công an, quân đội) khi tuyển sinh có hệ số dư, và siết chặt thi cử, loại bỏ những thí sinh yếu kém, không đạt yêu cầu trong đào tạo. Nếu giải pháp này được thực thi nghiêm túc, thì những thí sinh có điểm thi “ảo” có đậu vào trường, rồi cũng sẽ bị loại, tạo ra sự cạnh tranh và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

ra soat ket qua thi thpt quoc gia thi sinh biet ro diem thuc cua minh Các trường muốn được rà soát, rồi sao nữa?

Lãnh đạo một trường đại học cho biết, mong muốn được rà soát thí sinh đã trúng tuyển trường mình. Có được rà soát? Sau ...

ra soat ket qua thi thpt quoc gia thi sinh biet ro diem thuc cua minh Học viện An ninh muốn rà soát điểm: Lạng Sơn ủng hộ

Phó Chủ tịch UBND Lạng Sơn khẳng định địa phương hoàn toàn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác việc Học viện An ninh muốn ...

Ngày đăng: 16:35 | 10/08/2018

/ https://laodong.vn