Sau giải U23 Châu Á 2018, những ngôi sao như Quảng Hải, Tiến Dũng là những gương mặt hút truyền thông và người hâm mộ. Thế nhưng, chính việc xuất hiện quá nhiều không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà trong cả những hình ảnh bị cho là nhạy cảm đã khiến những tuyển thủ U23 gặp đôi chút rắc rối.

quang hai tien dung va chuyen nhay cam khi lam quang cao

Chia sẻ

Tiến Dũng đã gây xôn xao dư luận khi xuất hiện trên sàn catwalk . Ảnh: TL

1. Thủ thành Tiến Dũng đã gây xôn xao dư luận khi xuất hiện trên sàn catwalk trong đêm diễn cuối của Vietnam International Fashion Week - Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè (VIFW) 2018. Và ngay lập tức, thủ thành gốc Thanh Hoá đã nhận được không ít những ý kiến khen - chê. Nói đúng hơn thì khi trải những bước chân đầy gượng gạo trên sàn catwalk, Dũng đồng thời đối diện với thị phi.

Có ý kiến cho rằng, Dũng mới chỉ là một ngôi sao mới nổi, và về mặt chuyên môn vẫn cần học hỏi và phấn đấu thêm. Những gì Tiến Dũng trải qua đang phần nào khiến giá trị hình ảnh của anh và giá trị thật về năng lực bản thân đang không cân xứng. Và nhiều ý kiến cũng lo xa Tiến Dũng sẽ vì thế mà sẽ không “lớn” được khi sớm được nâng giá trị lên tầm một ngôi sao có số má. Đặc biệt, khi xuất hiện trên sàn catwalk có vẻ không phù hợp với một cầu thủ đá bóng như Dũng. Một hình ảnh không được phù hợp.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu Tiến Dũng quảng cáo cho một sản phẩm khác thay vì bước trên sàn catwalk, liệu anh có bị ném đá như vậy? Bởi suy cho cùng thì đều là câu chuyện khai thác hình ảnh cá nhân. Và những ý kiến đó cũng cho rằng đã là cầu thủ chuyên nghiệp thì việc khai thác giá trị hình ảnh bản thân là chuyện hết sức bình thường. Trên thế giới, các cầu thủ cũng chủ yếu thu lợi nhuận về từ các bản hợp đồng quảng cáo bên cạnh lương và thưởng của CLB. Thế nên, những người thuộc nhóm ý kiến này cho rằng cứ để Tiến Dũng khai thác giá trị hình ảnh của mình, miễn sao không trái với thuần phong mỹ tục và gây phản cảm. Và trên sân cỏ, Dũng vẫn chứng minh cho tất cả thấy năng lực bản thân trong màu áo CLB và đội tuyển Quốc gia.

2. Sau Tiến Dũng, mới đây dư luận lại xôn xao về một clip Quang Hải quảng cáo cho một hãng bia. Trong clip, có tái hiện lại hình ảnh Quang Hải đá phạt ghi bàn trong mưa tuyết Thường Châu ở trận chung kết giải U23 Châu Á 2018. Tất nhiên, những hình ảnh này đã được bộ phận pháp lý của hãng bia kia nghiên cứu kỹ để không vi phạm bản quyền hình ảnh mà VFF đang nắm giữ của ĐT U23 Việt Nam.

Đáng nói hơn, đây là hãng bia đang tài trợ cho giải Cúp Quốc gia 2018. Thế nên, đơn vị này đang cùng hợp tác với VPF, Quang Hải chính là cầu thủ nằm trong chiến lược hợp tác này. Về mặt hình ảnh trong thương vụ này, Quang Hải thuộc sự quản lý của CLB Hà Nội. Vậy nên, trong trường hợp này thì việc Quang Hải đi quay quảng cáo là điều rất bình thường.

Thế nhưng, sau khi clip quảng cáo xuất hiện, Quang Hải đã nhận nhiều ý kiến chỉ trích. Bởi lẽ, ở tuổi 21, Quang Hải lại gắn với một hình ảnh đồ uống có cồn khiến cho dư luận cho rằng đó là điều phản cảm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, việc Quang Hải và hãng bia kia sử dụng hình ảnh ăn mừng bàn thắng lịch sử của U23 Việt Nam cùng với hình ảnh những ly bia là không đẹp. Thế nên, một quan chức VFF trả lời báo chí cho rằng hình ảnh của tuyển U23 Việt Nam muốn sử dụng cần được xin phép VFF, và việc sử dụng áo cờ đỏ sao vàng gắn với đồ uống có cồn là phản cảm.

Thế nhưng, xét về mặt pháp lý thì những hình ảnh Quang Hải xuất hiện trong video chỉ là mô phỏng hình ảnh của ĐT U23 chứ không đại diện cho U23 Việt Nam. Bên cạnh đó, trong clip chiếc áo đỏ mà Quang Hải mặc cũng không phải trang phục của ĐTQG và U23 Việt Nam hiện tại. Thế nên, trong trường hợp này thật khó để đưa ra kết luận việc Quang Hải và VPF sử dụng trái phép hình ảnh của ĐT U23 cho việc quảng cáo.

Trước Quang Hải, Công Phượng cũng từng là tâm điểm chú ý của dư luận khi xuất hiện trong quảng cáo của một hãng bia nổi tiếng. Thời điểm đó, Công Phượng mới 19 tuổi và câu chuyện của tiền đạo HAGL cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt quan điểm, cầu thủ trẻ thì không nên gắn với hình ảnh đồ uống có cồn, nhất là với ngôi sao đang là niềm cảm hứng cho giới trẻ thì đây là điều tối kỵ. Thế nhưng, rốt cuộc hình ảnh của Công Phượng vẫn xuất hiện và đấy cũng là bản hợp đồng mà anh đã mang về cho HAGL những nguồn lợi khủng.

3. Từ chuyện Quang Hải, Tiến Dũng cũng như các cầu thủ bóng đá khác gặp rắc rối khi tham gia quảng cáo, có thể thấy nhiều vấn đề được nhìn ra. Đầu tiên đó là quan điểm bó hẹp của nền bóng đá vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển. Khi việc các cầu thủ khai thác hình ảnh của bản thân vẫn còn khá mới mẻ. Chính điều này vô tình khiến cho bản thân các cầu thủ cũng bị động trong việc làm sao để hình ảnh của mình có giá và xuất hiện sao cho hợp lý.

Chẳng vì thế mà Tiến Dũng từng gây xôn xao với bảng báo giá cả trăm nghìn USD cùng việc có cả một công ty quảng cáo riêng. Đấy là việc cần thiết và bình thường với mỗi cầu thủ chuyên nghiệp nước ngoài. Chỉ có điều, Tiến Dũng và những người quản lý anh đã đưa câu chuyện đi xa quá mọi giới hạn khiến hình ảnh có giá phần nào mất giá.

Ngay cả VFF - đơn vị sở hữu bản quyền hình ảnh của ĐTQG và U23 Việt Nam cũng bị động trong việc quản lý và khai thác hình ảnh. Thế nên mới có chuyện, sau thành công của tuyển U23 Việt Nam, khi hình ảnh của thầy trò HLV Park Hang-seo được sử dụng tràn lan trên đường phố và mạng xã hội, VFF không thể kiểm soát và đã phải ra thông báo: “Vừa qua, với sự thành công của Đội tuyển U23 Việt Nam, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của ĐT U23 Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.

Vì vậy, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào sử dụng tên gọi, hình ảnh của các ĐTQG Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của VFF là hành vi vi phạm quyền thương mại của VFF và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc khai thác trái phép các quyền thương mại liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam.

VFF yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấm dứt ngay hành vi sử dụng trái phép tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của các ĐTQG Việt Nam. VFF sẽ tiến hành các biện pháp trong phạm vi thẩm quyền để bảo vệ thương quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật”.

Thực tế thì chuyện này lẽ ra phải được làm và kiểm soát từ lâu chứ không phải đợi đến khi U23 Việt Nam thành công VFF mới rơi vào trạng thái bị động đến thế. Thậm chí, những hình ảnh của các ĐTQG cũng đang được khai thác bằng cách lách luật cũng cần có cơ chế để quản lý dứt điểm điều này. Sau hình ảnh Công Phượng, Quang Hải, Tiến Dũng… có thể thấy câu chuyện về hình ảnh lại khiến người ta đặt câu hỏi về tính chuyên nghiệp trong cả cách nghĩ và cách làm của một nền bóng đá.

quang hai tien dung va chuyen nhay cam khi lam quang cao Bùi Tiến Dũng chia tiền quảng cáo cho đào tạo trẻ của CLB Thanh Hóa

Người hùng của U23 Việt Nam tự động trích gần một nửa thu nhập kiếm được từ các hợp đồng quảng cáo cho công tác ...

quang hai tien dung va chuyen nhay cam khi lam quang cao Bùi Tiến Dũng: Khi vết xe đổ của "Vua quảng cáo" Văn Quyến vẫn còn đó

Bùi Tiến Dũng có lẽ nên nhìn vào các bài học nhãn tiền từ quá khứ để cân nhắc lại những quyết định có thể ...

quang hai tien dung va chuyen nhay cam khi lam quang cao Bùi Tiến Dũng U23 và những lần gây xôn xao showbiz

Mặc dù được biết đến với vai trò thủ môn của đội tuyển U23 Việt Nam nhưng cái tên Bùi Tiến Dũng không ít lần ...

quang hai tien dung va chuyen nhay cam khi lam quang cao Khi Bùi Tiến Dũng bước trên sàn catwalk...

Cái tên Bùi Tiến Dũng một lần nữa đã khiến người hâm mộ phải chú ý và trầm trồ, thế nhưng lần này không không ...

Ngày đăng: 09:22 | 06/05/2018

/ https://laodong.vn