Một trăm năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, dường như Mỹ đang toan tính về chiến trường trong tương lai.

“Cảm thấy bị xúc phạm” đó là phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước ý tưởng về một “quân đội châu Âu thực sự” do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất.

Phát biểu trên hành trình qua các Chiến trường của Thế giới thứ nhất ở miền bắc nước Pháp tuần trước, ông Macron nói rằng, “châu Âu cần phải tự bảo vệ mình khỏi Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Hoa Kỳ”.

Đó là cách mà Tổng thống Pháp hợp lý hoá sự cần thiết của một lực lượng quân sự độc lập của châu Âu và làm cho nhà lãnh đạo của nước Mỹ cảm thấy lúng túng.

Đó thật sự là một sự lựa chọn phi thường của nhà lãnh đạo nước Pháp. Đóng khung quyền lực của Mỹ trong liên minh xuyên Đại Tây Dương luôn là nỗi ám ảnh của các nước châu Âu.

Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, kết thúc năm 1945, khái niệm về một liên minh Mỹ-châu Âu với nền tảng của một hiệp ước quốc phòng là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, sau gần bảy thập kỷ liên minh đó hiện đang đúng trước nhiều nghi vấn hơn bao giờ hết.

Ý tưởng của ông Macron đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người cũng cho rằng, “châu Âu không còn có thể dựa vào Mỹ để bảo vệ”.

Thậm chí phía được coi là bên kia chiến tuyến, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoan nghênh đề xuất châu Âu thành lập tổ chức quân sự của riêng mình, độc lập với Washington.

Không nghi ngờ gì, Mát-cơ-va muốn hình thành trật tự quốc tế đa cực, mà Nga, Trung Quốc, và châu Âu là những cực trong đó, thay sự thống trị đơn cực của Mỹ như hiện tại.

Trong các sự kiện ở Paris vào cuối tuần qua, ông Macron đã tìm cách xoa dịu Trump bằng cách nói rằng quân đội châu Âu sẽ có vai trò “bổ trợ” cho liên minh quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo.

Tuy nhiên, mối quan hệ của họ lại trở nên tồi tệ hơn khi ông Macron gọi “ông Trump là một người dân tộc chủ nghĩa”. Đáp lại, người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng ông Macron là đồ vô ơn khi chính Mỹ đã giải phóng Paris từ tay Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu đã xuất hiện trước đó nhiều năm. Washington đã than vãn rằng người châu Âu cần phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, và Mỹ đã gánh vác việc này quá lâu.

Dưới thời chính quyền Donald Trump những cảnh báo của Mỹ trước đó được đẩy lên một cấp độ cao hơn. Sau khi nhậm chức, ông Trunp đã từng đe dọa sẽ rút khỏi NATO vì người châu Âu được Mỹ “bảo vệ miễn phí”.

Trớ trêu thay, bây giờ các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đang nói về việc thiết lập phòng thủ quân sự của riêng mình thì ông Trump lại nổi đóa.

Rõ ràng, với Mỹ vấn đề không phải là “chia sẻ gánh nặng quốc phòng”. Nếu Washington thực sự thấy việc bảo vệ châu Âu bằng chi phí của chính mình là tốn kém, thì ông Trump sẽ quá vui mừng khi người châu Âu tự tổ chức quân đội của mình.

Sự thực là với sự hiện diện của hàng chục ngàn lính Mỹ đóng quân tại các căn cứ trên khắp châu Âu kể từ năm 1945, Mỹ ở đây không phải là để “bảo vệ” các đồng minh của mình, mục tiêu chiến lược của Washington quyền bá chủ trên lục địa này.

Những căng thẳng mới nhất giữa Washington và các nhà lãnh đạo châu Âu một lần nữa cho thấy bản chất thực sự của mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Đó là, “sự thống trị của Washington”.

Thách thức của châu Âu với quyền lực của Mỹ phần lớn không liên quan đến việc thiết lập một đội quân mới. Thay vào đó, việc người châu Âu giải tán NATO và Hoa Kỳ rút quân về nước thì mối nguy hiểm có đến từ Nga hay không?

Trong khi ai cũng hiểu, mục đích chính thành lập NATO của nước Mỹ là muốn sử dụng liên minh này để chống lại Nga.

Phải thừa nhận rằng, đã có hàng ngàn lính Mỹ đã hi sinh tại chiến trường châu Âu. Nhưng khi nhìn nhận ở góc độ khác, châu Âu cũng chính là chiến trường để Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự.

Một trăm năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, dường như Mỹ đang toan tính về chiến trường trong tương lai. Phải chăng đó sẽ là vành đai Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Trước mắt, trong ngắn hạn Washington chắc chắn sẽ không nhường quyền kiểm soát chiến trường châu Âu cho các nước EU vì đây vẫn là khu vực lợi ích cốt lõi của Mỹ.

quan doi chau au va toan tinh cua my Hoài nghi xung quanh ý tưởng lập "quân đội châu Âu" của Pháp

Sự chia rẽ nội bộ và nghi kỵ giữa các nước lớn khiến đề xuất thành lập quân đội chung châu Âu rất khó thành ...

quan doi chau au va toan tinh cua my Putin ủng hộ kế hoạch thành lập \'quân đội châu Âu\' của Macron

Tổng thống Nga cho rằng việc thành lập quân đội châu Âu theo đề xuất của Pháp sẽ góp phần củng cố trật tự thế ...

quan doi chau au va toan tinh cua my Pháp kêu gọi thành lập quân đội châu Âu đối phó Nga

Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần phải giảm sự phụ thuộc quân sự vào Mỹ và tăng cường sức mạnh nội lực để ...

Ngày đăng: 17:40 | 17/11/2018

/ http://baodatviet.vn