Trung Quốc đang xây đập trên sông chảy vào Ấn Độ, có thể dùng đó là con bài ép Ấn Độ rút quân khỏi biên giới Trung- Ấn.

Tờ báo điện tử IndiaTimes của Ấn Độ mới đây dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) - ông Raveesh Kumar thông tin, trong năm nay, Ấn Độ chưa hề nhận được dữ liệu thủy văn từ phía Trung Quốc - điều mà có thể giúp tránh lũ lụt dâng lên bất ngờ trên dòng sông Brahmaputra.

Đồng thời, tờ báo cũng đặt ra mối quan ngại về việc, điều này có thể dẫn đến cách hành xử của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở biên giới hai nước đang dâng cao.

qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do
Trung Quốc có thể dùng con sông để ép Ấn Độ. Ảnh: PTI

"Theo thông tin tôi biết, từ giai đoạn ngày 15/5- 15/10, Trung Quốc không chia sẻ bất cứ dữ liệu thủy văn nào đối với chúng tôi" - ông Kumar nói. "Trong năm nay, chúng tôi chưa nhận được dữ liệu thuỷ văn từ phía Trung Quốc".

Sông Yarlung Zangbo bắt nguồn từ Trung Quốc chảy sang Ấn Độ được gọi bằng tên Brahmaputra.

Giữa hai quốc gia trước đó đã ký một bản ghi nhớ về các tuyến sông chảy qua biên giới hai nước vào năm 2013 nhằm giúp Ấn Độ ngăn chặn được các thảm họa liên quan đến thủy văn như lũ lụt, hạn hán cũng như mở ra hợp tác phát triển và khai thác tài nguyên thủy văn.

Kể từ đó, Ấn Độ luôn nhận được báo cáo dữ liệu thủy văn từ các tuyến sông chảy từ phương bắc xuống.

Sông Yarlung Zangbo là nguồn nước thiết yếu cho Ấn Độ và Bangladesh vì người dân địa phương ở đây sử dụng sông cho các hoạt động thủy điện, thủy lợi và đánh bắt cá.

qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do
Khúc quanh trước khi Yarlung Zangbo từ phía Trung Quốc chảy vào Ấn Độ và trở thành dòng Brahmaputra.

Việc đột ngột ngừng chia sẻ thông tin thủy văn từ phía Bắc Kinh khiến New Delhi khiến giới quan sát lo ngại, Trung Quốc có thể sử dụng dòng sông này như một "quả bom nước" gây áp lực, buộc Ấn Độ rút quân khỏi biên giới.

Chuyên gia chiến lược người Ấn Độ Brahma Chellani nhận xét trong bối cảnh cuộc xung đột ở Cao nguyên Doklam bước sang tháng thứ 3, với việc không cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, Trung Quốc đang bắt đầu dùng đây là một thứ vũ khí chính trị để kìm hãm sức mạnh của Ấn Độ.

Hu Zhiyong – một nghiên cứu viên làm việc trong Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Khoa học Xã hội Thượng Hải – giải thích rằng, Trung Quốc sẽ không đồng ý chia sẻ dữ liệu thủy văn với Ấn Độ, trừ trường hợp Ấn Độ đồng thuận rút quân khỏi Cao nguyên Doklam.

Theo các chuyên gia môi trường, bằng việc giấu nhẹm thông tin thủy văn, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một "quả bom nước" dội lên Ấn Độ, đe dọa một triệu mạng sống tại quốc gia này.

Trang mạng topyaps thông tin, Trung Quốc đã xây dựng một số con đập ngang 3 dòng sông chính chảy qua lãnh thổ Trung Quốc vào Ấn Độ.

Nếu như Bắc Kinh đột ngột cùng một lúc mở cửa đập, toàn bộ khu vực phía Đông Ấn Độ sẽ bị nước lũ nhấn chìm chỉ trong vài giờ đồng hồ. Đây sẽ là mối hiểm họa nghiêm trọng cho người dân Ấn Độ, có thể cướp đi vô số mạng người.

qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chuyên gia quốc phòng Anil Gupta nêu quan điểm, nếu Trung Quốc kích hoạt một "cuộc chiến nước" bằng cách xả lũ các đập, Ấn Độ sẽ phải hứng chịu một vụ "bom nước" mà hậu quả khốc liệt không kém gì một vụ nổ hạt nhân.

Trong một diễn biến liên quan đến căng thẳng ngoại giao Trung - Ấn, ngày 24/8, trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Ấn Độ đã đưa ra lời cảnh báo tới công dân nước này.

Thông báo viết: “Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ muốn nhắc nhở các công dân Trung Quốc đã hoặc đang lên kế hoạch đến Ấn Độ theo dõi chặt chẽ các tình huống an ninh địa phương, nâng cao cảnh giác về việc tự vệ, tăng cường các biện pháp bảo vệ, giảm các hoạt động ngoài trời và chú ý về an toàn cho bản thân và tài sản.

Các công dân Trung Quốc hãy nhớ báo cho người thân và bạn bè và hãy giữ liên lạc với họ khi sang tới Ấn Độ”.

Đây là lời cảnh báo thứ 2 của Đại sứ quán Trung Quốc sau lần đầu tiên vào ngày 7/7 sau khi căng thẳng biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi nổ ra ở khu vực Doklam gần với biên giới Bhutan. Ngoài ra, lệnh cảnh báo mới sẽ có hiệu lực hết năm 2017.

Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh diễn ra hơn hai tháng qua sau khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường tại cao nguyên Doklam, khu vực biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc.

Ấn Độ, đồng minh chính của Bhutan, cho rằng con đường này là phương tiện để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng vào các bang phía đông bắc Ấn Độ. Ngược lại, Trung Quốc khẳng định đang xây đường trong lãnh thổ của mình và yêu cầu quân đội Ấn Độ phải rút quân ngay lập tức khỏi Doklam.

Tuần trước binh sĩ 2 nước đã ném đá vào nhau ở khu vực biên giới. Vụ việc kéo dài trong khoảng 30 phút và có thể được coi là lần đụng độ chân tay đầu tiên giữa quân đội 2 nước trong vụ căng thẳng biên giới lần này.

qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do Phản đối Trung Quốc nuốt cảng, một Bộ trưởng bị sa thải
qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do Căng thẳng dai dẳng ở biên giới Trung - Ấn
qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do Những cột mốc địa lý thế giới bị đặt sai chỗ
qua bom nuoc trung quoc treo tren dau an do Đụng độ ở biên giới Ấn – Trung

(http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/qua-bom-nuoc-trung-quoc-treo-tren-dau-an-do-3341778/)

Ngày đăng: 09:58 | 25/08/2017

Theo Đất Việt /