Việc các nước phương Tây xem thường Nga, can thiệp vào tình hình Iraq, Libya và nhiều nơi khác đã khiến ông Putin hướng tới quan điểm cứng rắn hơn.

Những dấu mốc 20 năm cầm quyền

Nhân dịp 20 năm ông Vladimir Putin lên nắm quyền ở Nga (trên cương vị Tổng thống và Thủ tướng), báo chí phương Tây đã đồng loạt đăng tải nhiều bài phân tích cũng như nhìn lại quá trình này. Các tờ báo và hãng tin lớn của phương Tây như AFP, Reuters, The Guardian, CNN...đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý.

Hãng tin Reuters đã có loạt bài điểm lại những dấu mốc trong 20 năm cầm quyền của Tổng thống Nga Putin, trong khi The Guardian đăng tải loạt ảnh ghi lại những thời khắc đáng nhớ.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Ông Putin (trái) trên cương vị Thủ tướng gặp Tổng thống B. Yeltsin tại Điện Kremlin ngày 19/8/1999

Mốc thời gian đầu tiên được truyền thông phương Tây nhắc tới là thời điểm ngày 9/8/1999, Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin đã bổ nhiệm ông Putin làm thủ tướng thứ 5 của mình trong vòng hơn một năm. Chỉ vài tuần sau, các vụ đánh bom liên tiếp ở Nga đã khiến hơn 300 người thiệt mạng. Ông Putin khi đó đã thể hiện quan điểm rõ ràng và bắt đầu nổi bật trên chính trường Nga.

Đến ngày 31/12/1999, ông Yeltsin từ chức và ông Putin được chỉ định làm quyền Tổng thống Nga. Ngày 26/3/2000, ông Putin đã đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.

Theo Reuters, hình ảnh của ông Putin trong năm đó đã bị ảnh hưởng đáng kể vì phải 4 ngày sau thảm họa tàu ngầm nguyên tử Kursk bị chìm ở biển Barents khiến 118 thủy thủ thiệt mạng ngày 12/8/2000, Tổng thống Putin mới đưa ra những bình luận đầu tiên.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Ông Putin trên cương vị quyền Tổng thống trong bộ quân phục hải quân quan sát một cuộc tập trận của Hạm đội Biển Bắc tháng 4/2000

Năm 2002, các tay súng khủng bố Chesnya đã bắt cóc 800 người trong nhà hát Moscow làm con tin. Cuộc giải cứu của lực lượng đặc nhiệm Nga sau đó đã khiến rất nhiều người thiệt mạng.

Tháng 3/2004, ông Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai với hơn 70% số phiếu ủng hộ. Đến tháng 9 cùng năm xảy ra vụ bắt cóc hơn 1.000 con tin tại trường học Beslan. Cuộc giải cứu được thực hiện nhưng có tới 334 người thiệt mạng, trong đó có một nửa là trẻ em.

Năm 2005, ông Putin mô tả việc Liên Xô sụp đổ năm 1991 là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20”.

Năm 2007, khi phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich, ông Putin đã cáo buộc Mỹ “sử dụng sức mạnh không kiềm chế trong quan hệ quốc tế”.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Ông Putin luôn thể hiện được hình ảnh của một nhà lãnh đạo có phong cách mạnh mẽ

Tháng 8/2008, khi ông Putin giữ chức Thủ tướng, Nga đã tiến hành cuộc chiến với Gruzia.

Đến năm 2012, ông Putin trở lại cương vị tổng thống sau chiến thắng trong cuộc bầu cử với trên 60% số phiếu ủng hộ. Hiến pháp Nga sửa đổi quy định tăng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm.

Trong năm 2014, sau Thế vận hội mùa đông được tổ chức ở Sochi (7-23/2), ngày 27/3, Nga bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự ở bán đảo Crimea và sau đó sáp nhập bán đảo này. Mỹ và các nước phương Tây đáp trả bằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Ngày 30/9/2015, Nga chính thức can thiệp vào cuộc chiến ở Syria, ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tháng 11/2016, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với cam kết cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đến nay vẫn cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử này và Moscow luôn bác bỏ.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Máy bay chiến đấu và phi công Nga tại Syria

Ngày 4/3/2018, cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái được cho là bị đầu độc bằng chất độc thần kinh tại Anh. London cáo buộc Moscow đứng sau vụ việc nhưng phía Nga luôn bác bỏ.

Ngày 19/3/2018, ông Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 4 và sẽ nắm quyền tới năm 2024.

Những thách thức phía trước

Bình luận về vị thế hiện nay của Tổng thống Nga Putin, hãng tin AFP cho rằng dù tỷ lệ ủng hộ ông vẫn đang ở mức khiến cho hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây phải ghen tị, song tỷ lệ này đã suy giảm đáng kể do tình hình kinh tế trì trệ và điều kiện sống ở Nga đi xuống.

Trong những tuần gần đây, nhiều người đã bị bắt giữ khi tham gia một phong trào biểu tình ở Moscow. AFP cho rằng ông Putin, năm nay 66 tuổi, đang phải đối mặt với viễn cảnh tìm người kế nhiệm.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Tổng thống Nga Putin (giữa) chở các nhà lãnh đạo Crimea (trái) và Sevastopol (phải) trong một sự kiện của Câu lạc bộ moto "Sói đêm" ngày 10/8

Hãng tin Pháp đánh giá, bối cảnh hiện nay khác hẳn so với thời điểm ông Putin lần đầu tiên đắc cử vị trí tổng thống Nga sau khi ông Yeltsin từ chức sớm vào đêm Giao thừa năm 2000. Nhà phân tích chính trị Konstantin Kalachev nhận định Tổng thống Putin xuất phát điểm là một người theo chủ nghĩa tự do, sẵn sàng hợp tác với các nước phương Tây, nhưng thay đổi qua thời gian.

Theo đó, sau cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2004, sự kiện mà Điện Kremlin cho rằng do các chính phủ nước ngoài hậu thuẫn nhằm làm giảm bớt tầm ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia vệ tinh của Liên Xô, quan điểm của ông Putin đã thay đổi.

Ông Kalachev cho rằng việc các nước phương Tây xem thường Nga, can thiệp vào tình hình ở Iraq, Libya và nhiều nơi khác đã khiến cho ông Putin ngày càng "tỉnh ngộ". Ông Kalachev nói: “Tôi tin rằng sự thất vọng của ông Putin chính là nguyên nhân khiến ông thay đổi quan điểm”, hướng tới quan điểm cứng rắn hơn.

AFP thừa nhận, ông Putin vẫn là một nhà lãnh đạo nhận được nhiều sự ủng hộ của một bộ phận lớn người dân, vốn coi ông là người đã khôi phục danh dự của nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và là người đảm bảo cho sự ổn định của đất nước sau những biến động những năm 1990.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin
Tổng thống Nga Putin sau lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga 28/7 tại Saint Petersburg

Trong khi đó, tờ Moscow Times (tờ nhật báo đầu tiên của phương Tây xuất bản bằng tiếng Anh tại Nga) cho rằng nếu ông Putin từ bỏ quyền lực từ năm 2008 thì ông đã có thể đi vào lịch sử như một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất của Nga. Sau 15 năm đất nước rơi vào khủng hoảng và bất ổn, sự ổn định tương đối được lập lại và quan trọng hơn cả là một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bắt đầu với mức trung bình hàng năm là 7%.

Tuy nhiên, giai đoạn thứ hai (2009-2019) đã chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến tình hình bất ổn giá dầu lần lượt trong năm 2009 và 2015, kèm theo những bất ổn, trong đó có sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến ở Đông Ukraine.

Ngoài ra, hoàng loạt cuộc khủng hoảng diễn ra ở lĩnh vực kinh tế (2008-2009), vấn đề trong nước (2011-2012) và trong quan hệ đối ngoại (2014-2015) cũng như 3 cuộc chiến ở Gruzia, Ukraine và Syria, đã tạo nên những nét chính trong 10 năm cầm quyền thứ hai của ông Putin. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đã giảm xuống còn 0,6%.

phuong tay thang thot nhac toi ong putin Putin lái motor phân khối lớn chở lãnh đạo Crimea
phuong tay thang thot nhac toi ong putin FBI cảnh báo 'hiệu ứng dây chuyền' sau vụ xả súng ở Texas
phuong tay thang thot nhac toi ong putin Putin: Nga có thể phải chế tạo tên lửa đáp trả Mỹ

Ngày đăng: 15:24 | 13/08/2019

/ baodatviet.vn