Chỉ vì nghi ngờ vết thâm trên cơ thể con mình là do cô giáo đánh, ông Phan Minh Thuận - phụ huynh học sinh kéo người tới trường đánh một cô giáo mầm non, khiến cô này bị thủng màng nhĩ. Chẳng lẽ, "xù lông", "nổi đóa" đã hóa thành quy tắc ứng xử "hợp thời".

phu huynh danh co giao thung mang nhi xu long noi doa da thanh thoi quen

Chỉ vì nghi ngờ vết thâm trên cơ thể con mình là do cô giáo đánh, ông Phan Minh Thuận - phụ huynh học sinh kéo người tới trường đánh một cô giáo mầm non, khiến cô này bị thủng màng nhĩ. Chẳng lẽ, "xù lông", "nổi đóa" đã hóa thành quy tắc ứng xử "hợp thời".

Sự việc xảy ra vào ngày 21.6 tại Trường Mầm non Sen Hồng (đường số 33, thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Giáo viên bị phụ huynh đánh là cô Nguyễn Thị Xuân Mai, đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam).

Những quy tắc ứng xử trong xã hội bị đảo lộn, “thầy không ra thầy”, “trò càng chẳng ra trò”, “phụ huynh không đáng mặt phụ huynh”. Những chuẩn mực đạo đức cứ ngỡ kiên cố như tường thành bỗng xuống cấp, méo mó. Vụ việc sau lại giẫm vào vết xe đổ của vụ việc trước, mà tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn, “sóng sau xô sóng trước”. Sau mỗi sự cố, mối xung đột giữa thầy trò và phụ huynh vẫn như mớ bòng bong.

Tuy nhiên, như trong những sự cố trước, giáo viên có lỗi, phụ huynh trả đũa theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Còn trong trường hợp trên, theo trích xuất camera cô giáo không hề gây thương tích cho cháu bé nhưng bị hành hung “vô tội vạ”.

Những sự cố “nối đuôi” nhau, chưa giải quyết được sự việc này khiến xã hội hoang mang đã đến sự vụ kia khiến dư luận thốt lên “trời ơi, đất hỡi”. Lỗi sai không của riêng ai nhưng đến bao giờ mới “diệt cỏ tận gốc”.

Không chỉ trong môi trường giáo dục, tại các bệnh viện, máu bác sĩ vẫn thấm đỏ bệnh án vì bị người nhà bệnh nhân hành hung. Một năm xảy ra hàng chục vụ. Đây là nỗi đau không chỉ của riêng ngành y tế mà là nỗi đau chung của xã hội.

Trong một hội nghị hồi tháng 5 vừa qua, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bày tỏ trăn trở trước những nghịch lý “cười ra nước mắt” đang tồn tại trong xã hội: “Có 2 ông thầy đều đang khổ vì tiền lương, đó là thầy giáo và thầy thuốc. Duy chỉ có một ông thầy không tạo ra giá trị gì cho xã hội nhưng lại có thu nhập cao nhất chính là ông thầy bói”.

Nghĩ cũng thật lạ, những bậc thầy đáng tôn kính như thầy giáo, thầy thuốc liên tục bị hành hung, chứ chẳng mấy khi người ta nghe chuyện thầy bói bị đánh. Nói đúng, nói sai cũng “tặc lưỡi” làm ngơ vì “đánh thầy bói là báng bổ thần thánh”. Vậy sao không nhận thức được đánh thầy giáo, thầy thuốc là “báng bổ đạo đức và nhân cách”.

Ngoài đồng lương không đủ sống, bác sĩ, giáo viên còn đối mặt với nhiều áp lực, “làm dâu trăm họ”. Để mỗi khi không vừa ý, phụ huynh người nhà “xù lông”, “hóa điên” và “nổi đóa”.

Xin hãy thể hiện “tinh thần thượng võ” của người Việt trên sàn đấu thể thao thôi, đừng hơi một tí “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Điều đó thể hiện sự “vô văn hóa” chứ không phải “đáng mặt nam nhi”.

Hình ảnh nam phụ huynh kéo đàn kéo lũ đá, đạp một người phụ nữ, chưa nói đến là một cô giáo, là hành động nhẫn tâm và man rợ chứ không phải thiếu văn hóa nữa.

phu huynh danh co giao thung mang nhi xu long noi doa da thanh thoi quen Phụ huynh đánh cô giáo thủng màng nhĩ: \'Chúng tôi mong được tha thứ\'

Thừa nhận việc chồng và em trai đánh cô giáo mầm non là sai, bà Lanh ở Quảng Nam khẳng định sẽ chịu hoàn toàn ...

phu huynh danh co giao thung mang nhi xu long noi doa da thanh thoi quen Cô giáo bị đánh thủng màng nhĩ: Những lời bất bình

Gia đình phụ huynh bé T. thừa nhận việc đánh cô giáo Mai là sai, do xót con và nóng giận.

Ngày đăng: 15:00 | 01/07/2018

/ https://laodong.vn