Các lực lượng chấp pháp cần cảnh giác, kiềm chế, hành xử theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành; không mắc bẫy khiêu khích.
Tiếp theo phần 2, Những sai trái trong lập trường, lập luận của Trung Quốc về Trường Sa, Tư Chính.
Bài học được rút ra từ sự kiện quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scaborough của Philippines rơi vào tay Trung Quốc vào các năm 1956, 1974, 1988, 2012 là không để cho Trung Quốc tiếp tục áp dụng kế sách tạo ra tình huống buộc chúng ta phải chấp nhận “chuyện đã rồi”, tiến tới mục tiêu ngắn hạn là “giữ nguyên hiện trạng”, vì “đại cục”.
Nếu điều đó xảy ra, đồng nghĩa với việc chấp nhận trên thực tế những hành vi xâm phạm của Trung Quốc; chí ít là chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” tại các vùng biển, đảo không thuộc về Trung Quốc.
|
|
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp. |
Vì vậy, sau khi chúng ta đã công khai yêu cầu Trung Quốc rút các tàu vi phạm tại vùng biển nam Biển Đông mà Trung Quốc vẫn bất chấp và tiếp tục vi phạm, tiếp tục quấy phá, gây tổn thất đến sinh mạng và hoạt động kinh tế thì Việt Nam nên:
Đấu tranh ngoại giao, pháp lý
Sử dụng hình thức đấu tranh cao hơn về mặt ngoại giao. Trước hết, Việt Nam nên xúc tiến việc thu thập hồ sơ, bằng chứng có liên quan đến các vi phạm của Trung Quốc, như tọa độ nơi xảy ra vi phạm, các bằng chứng về việc thăm dò, nghiên cứu, các hoạt động gây hấn của các tàu vũ trang của Trung Quốc… để lập hồ sơ pháp lý cho những bước đấu tranh ngoại giao pháp lý tiếp theo.
Việt Nam có thể gửi lên các tổ chức liên quan của Liên Hợp Quốc, đưa vụ việc ra các Cơ quan Tài phán Quốc tế khi đủ điều kiện và theo đúng thủ tục pháp lý.
Đấu tranh tại hiện trường
Nhận rõ mưu kế của Trung Quốc, các lực lượng chấp pháp cần cảnh giác, kiềm chế, hành xử theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành; không mắc bẫy khiêu khích của Trung Quốc để họ kiếm cớ gây đụng độ vũ trang, gây bất ổn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Tuy nhiên, trường hợp bị tấn công trước, nhất là đối phương vẫn liên tục hoạt động gây rối, phá hoại sự an toàn đối với các giàn khoan dầu, các công trình nhân tạo trong phạm vi vùng an toàn 500m xung quanh... bất chấp công lý, lẽ phải, hành xử trái với những thỏa thuận song phương hoặc đa phương đã đạt được trong thời gian qua, xem thường thiện chí của người Việt Nam, gây tổn thất nặng nề về tài sản, tính mạng, thì buộc Việt Nam phải sử dụng quyền tự vệ chính đáng của mình.
Chủ trương ứng xử của Việt Nam đối với những hành vi vi phạm trên Biển Đông |
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, chúng ta vẫn hy vọng rằng các lực lượng chức năng và quốc phòng Việt Nam không buộc phải sử dụng quyền tự vệ chính đáng, trừ khi những vi phạm đó vẫn tiếp tục gây tổn hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông.
Đấu tranh trên mặt trận truyền thông, dư luận
Muốn phát huy được thế mạnh của biển, đảo nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước một cách có hiệu quả và bền vững, không thể không đề cao nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải làm cho các tầng lớp cán bộ, chiến sỹ, nhân dân… hiểu được Việt Nam có quyền thực thi và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở phạm vi và thuộc quy chế pháp lý như thế nào trong Biển Đông.
Những thuận lợi và khó khăn, những điểm mạnh điểm yếu… để tạo được sự đồng thuận trong xã hội, không để cho những thế lực thù địch lợi dụng, khai thác nhằm phục vụ cho những âm mưu phá hoại khối đoàn kết toàn dân, gây bất ổn chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, chính sách đối ngoại, nhất là trong thời đại phát triển khoa học công nghệ 4.0 hiện nay.
Tuyên bố của Việt Nam về những diễn biến gần đây ở Biển Đông |
Trong bối cảnh hiện nay, căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm và đặc biệt không tạo cơ hội để Trung Quốc thực hiện thành công kế sách đục nước béo cò.
Vì vậy, chúng ta nên thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực như phải cảnh giác, không tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng;
Phải chia sẻ ủng hộ lập trường của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã công khai tuyên bố trước những vi phạm của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã và đang xảy ra tại khu vực bãi Tư Chính.
Trước hết, tập trung hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm của mình tùy theo cương vị của mỗi một người và khi cần, chúng ta sẽ đáp lời sông núi, sẵn sàng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta.
Tiến sỹ Trần Công Trục
Ông Tập bác phán quyết Biển Đông
Ông Tập lặp lại lập trường không công nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực khi gặp Tổng thống Philippines hôm ... |
Lợi ích hợp pháp của các nước ở Biển Đông bị Trung Quốc phớt lờ
Đối với những nước nhỏ thì công cụ tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và yêu sách của họ chính là luật pháp quốc ... |
Anh, Pháp, Đức đồng loạt bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông
Anh, Đức, Pháp bày tỏ quan ngại về tình hình trên Biển Đông, kêu gọi giải quyết các bất đồng trong khu vực này thông ... |
Nhiều nước lo ngại tình hình Biển Đông
Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung kêu gọi hòa bình, ổn định cho Biển Đông, trong khi Ấn Độ phản đối đe dọa hoặc ... |
Mỹ chỉ trích Trung Quốc làm suy yếu ổn định trong khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cáo buộc Trung Quốc đang làm suy yếu sự ổn định của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. |
Ngày đăng: 11:49 | 30/08/2019
/ giaoduc.net.vn