Có rất nhiều cách, từ mối liên hệ trong Kinh Dịch, Phật Giáo hay Đạo giáo, để lý giải về việc tại sao bến nước Thủy Hử lại hội tụ đúng 108 anh hùng, thay vì một con số khác. Nhưng vấn đề là, trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn, có những cái tên chẳng hề… anh hùng chút nào, thậm chí cũng không có bất kì đóng góp giá trị trong những chiến tích của nghĩa quân Lương Sơn.
Không ai cũng hiểu được hết dụng ý của tác giả Thi Nại Am khi “vơ bèo gạt tép” để chọn cho đủ 108 đầu lĩnh Lương Sơn, trong bộ tiểu thuyết Kinh điển Thủy Hử. Bởi có những vị “anh hùng” mà sự hiện diện của họ hoàn toàn… vô dụng.
4 vị đầu lĩnh… vô dụng nhất Lương Sơn Bạc.
Vô dụng số 1: Bạch nhật thử Bạch Thắng
Ngay cái biệt hiệu của Bạch Thắng – “Bạch nhật thử” – tức chuột ban ngày đã nói lên cái sự tầm thường vô cùng của nhân vật này. Chuột vốn là loại động vật giỏi phá phách về đêm, còn ban ngày chỉ nem nép lo trốn chui chuốn nhủi. Và Bạch Thắng, dù thuộc nhóm lên Lương Sơn Bạc đầu tiên (cùng Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lưu Đường và ba anh em họ Nguyễn) đúng là vô dụng như chuột ngày vậy.
Bạch Thắng, theo mô tả của Thi Nại Am trong Thủy Hử, là kẻ vô công rồi nghề, nợ nần chồng chất bởi tối ngày chỉ mê đánh bạc. Bạch Thắng chỉ là tay chuyên hóng hớt, trói gà không chặt, tóm lại là chẳng có tài cán gì đặc biệt.
Nhưng lẽ ra Bạch Thắng, vốn thuộc nhóm hơn chục thành viên “khai quốc công thần” Lương Sơn Bạc, có thể ngồi ở một vị trí cao hơn (thay vì 106/108) nếu như gã giữ được cái đạo lý cơ bản nhất trong giang hồ: không được phản bạn. Nhưng Bạch Thắng lại không làm được như vậy.
Bạch Nhật thử Bạch Thắng, riêng cái tên cũng toát lên sự kém cỏi của vị đầu lĩnh này.
Sau khi cùng nhóm Tiều Cái triển mưu cướp hết lễ vật sinh nhật của Lương Trung Thư biếu bố vợ - Thái Sư Sái Kinh, Bạch Thắng cũng được chia phần khá “sộp”. Lúc quan lại địa phương truy tìm thủ phạm, lục soát nhà Bạch Thắng, tìm được tang vật (vàng bạc) dưới gầm gường, gã bị bắt giam.
Trong ngục, Bạch Thắng bị tra tấn nên khai tuốt tuột từ Tiều Cái cho đến anh em họ Nguyễn. Nhờ Tống Giang mà sau Bạch Thắng được cứu, và gia nhập Lương Sơn nhưng vì “một lần bất tín” nên gã “chuột ngày” này chẳng được ai tin tưởng nữa.
Tạo hình Bạch Thắng trên phim truyền hình Tân thủy Hử 2010.
Về công việc trên Lương Sơn, Bạch Thắng được giao nhiệm vụ do thám, nhưng chẳng để lại dấu ấn gì, kém xa Thời Thiên, chứ đừng nói đến chuyện so sánh với Thần hành Thái Bảo Đới Tung. Cái chết của Bạch Thắng cũng được Thi Nại Am miêu tả sơ sài, ốm, bệnh rồi qua đời ở Hàng Châu trong chiến dịch đánh Phương Lạp.
Vô dụng số 2: “Kim mao khuyển” Đoàn Cảnh Trụ
Đoàn Cảnh Trụ, tóc đỏ râu vàng nên có biệt danh “Kim mao khuyển” – tức “chó lông vàng”, thực chất chỉ là tay trộm ngựa, cướp ngựa rồi đem bán kiếm lời. Đoàn Cảnh Trụ cũng là kẻ có sức nhưng cũng là phường vô dụng. Cứ chiếu theo những đoạn mà Thi Nại Am nhắc đến nhân vật này thì có thể nhận ra được cái sự vô dụng của “Chó lông vàng”.
Đoàn Cảnh Trụ, xuất hiện lần đầu ở hồi thứ 59, khi Trụ lên Lương Sơn mách Tống Giang chuyện con ngựa quý “Chiến dạ Ngọc Sư Tử” mà hắn định tặng Tống Giang làm lễ ra mắt bị Tăng Đầu thị cướp lấy giữa đường. Lần đầu ra mắt , Trụ đã mang tiếng vô dụng rồi.
Đoàn Cảnh Trụ, được Thi Nại Am khắc họa 2 lần, đều là những lần làm hỏng việc.
Đoàn Cảnh Trụ được Tống Giang giữ ở lại Lương Sơn, đảm nhiệm công việc thu mua ngựa tốt cho Sơn trại. Và trong lần thứ 2 xuất hiện thì gã cũng làm hỏng việc nốt khi hơn 100 tuấn mã mà gã (và Thạch Tú, Dương Lâm) trên đường về “Bến nước” lại bị Tăng đầu thị đánh cướp.
Chính bởi sự vụ này mà Tiều Cái phải đích thân dẫn quân đánh Tăng đầu dẫn đến cái chết đau lòng của “Thác tháp thiên viên”. Tóm lại, công việc của Trụ về cơ bản là chẳng liên quan gì đến đánh đấm nhưng hắn, quá ngòi bút của Thi Nại Am, làm lần nào cũng hỏng. Trụ xếp bét bảng 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn, âu cũng dễ hiểu.
Cái chết của “Chó lông vàng” Đoàn Cảnh Trụ trong Hậu Thủy hử cũng vô cùng lãng nhách.
Đáng nói, cái chết của Trụ, trong phần Hậu Thủy Hử, được chép cũng vô cùng… lãng xẹt. Quân Lương Sơn đi Giang Nam đánh Phương Lạp, theo lệnh Tống Giang, Đoàn Cảnh Trụ đem các thủy thủ ra biển tìm thuyền chèo đến huyện Hải Diệm, tiến vào sông Tiền Đường. Không ngờ sóng to gió lớn thuyền trôi ra biển hết. Cố sức chèo vào bờ thì sóng gió làm hỏng thuyền, Đoàn Cảnh Trụ (và Hầu Kiện) không biết bơi rơi xuống nước chết đuối.
Vô dụng số ba: Anh em Sái Khánh – Sái Phúc
Nguyên người Bắc Kinh, hai anh em Sái Phúc, Sái Khánh đều là cai ngục tại phủ Đại Danh. Sái Khánh thường gắn một cành hoa lên nón của mình, nên được người tại phủ Đại Danh biết đến qua ngoại hiệu "Nhất Chi Hoa – Một nhành hoa”. Còn anh trai hắn, Sái Phúc vì mê võ sư nổi tiếng thời Tống – Chu Đồng nên “chôm” luôn ngoại hiệu của ông này: “Thiết tý bác”, tức “Cánh tay sắt”.
Anh em họ Sái, tài đáng kể nhất, theo như mô tả của Thi Nại Am trong Thủy Hử, thì đều là những “tay đao phủ chém đầu rất ngọt”. Sái Phúc và Sái Khánh, xuất hiện ở hồi 61, nhân chuyện Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa bị vợ và tay quản gia Lý Cô vu oan làm phản triều đình gia nhập Lương Sơn, nên bị tống giam vào ngục thất.
Cặp anh em đao phủ cai ngục Sái Phúc – Sái Khách.
Trong hồi này, thì anh em họ Sái hiện rõ là những kẻ tham tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả để tư lợi. Đầu tiên Lý Cô giao cho Phúc-Khánh 550 lượng để nhờ giết phăng Lưu Tuấn Nghĩa ngay trong nhà lao. Anh em họ Sái nhận lời ngay. Nhưng sau Sài Tiến xuất hiện, chi gấp đôi khoản của Lý Cô, thế là cặp đôi này “trở cờ” hối lộ quan phủ Đại Dạnh để thay vì xử chém Lư Tuấn Nghĩa thì chỉ đày tới đảo Sa Môn.
Sau Lư Tuấn Nghĩa bị bắt trở lại ngục một lần nữa, anh em họ Sái cũng “làm ngơ” chuyện nhận tiền trước đó mà sẵn sàng nhận lệnh thực hiến án trảm với họ Lư tại pháp trường. Tất nhiên, chuyện Lư Tuấn Nghĩa bị trảm đã không xảy ra khi Nghĩa quân Lương Sơn tấn công thành Đại Danh toàn thắng và cứu được “Ngọc kì lân”.
Sau vụ việc đó, thì anh em Sái Phúc - Sái Khánh phản luôn triều đình, theo lên gia nhập Lương Sơn. Đúng là anh hùng cũng có năm bảy loại anh hùng. Cặp đôi họ Sái vốn tham tiền và lộ rõ cách sống cơ hội bỗng lại trở thành anh hùng Lương Sơn, đã đặc tả rõ nét cái sự “vơ bèo gạt tép” cho đủ số 108 đầu lĩnh của Thi Nại Am.
Sái Phúc – Sái Khách vốn là những kẻ “cơ hội”, tham tiền, chẳng ra dáng 1 chút nào anh hùng cả.
Khi phân định ngôi thứ ở Lương Sơn Bạc, Sái Phúc và Sái Khánh lần lượt xếp thứ 94-95 trong 108 vị đầu lĩnh, chức Chuyên Quản Hành Hình Quái Tử - nôm na là đảm nhiệm công việc chuyên hành hình của Lương Sơn. Sau trận chiến với Phương Lạp, Sái Phúc tử thương qua đời ở động Thanh Khê còn Sái Khánh là 1 trong số những đầu lĩnh còn sống về triều nhận sắc phong.
Sái Khánh được phong tước Võ Dịch Lang, bổ nhiệm chức Đô Thống Lĩnh - chức võ quan điều hành binh lính tại một phủ. Tuy vậy, Sái Khánh bỏ về quê nhà Bắc Kinh và sống cuộc đời còn lại như một thường dân tại đây. Âu cũng là chút vớt vát cho danh dự họ Sái vậy!
Mê tung quyền vang danh thiên hạ nhờ vị anh hùng Lương Sơn bạc này
Lãng tử Yến Thanh là một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với những fan trung thành của “Thủy ... |
Ai võ công cao cường nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc?
Không phải Võ Tòng hay Lỗ Trí Thâm, Yến Thanh..., nhân vật có võ công cao cường bậc nhất Lương Sơn Bạc lại có xuất ... |
Ai có hậu vận may mắn nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc?
Nhắc đến tác phẩm Thủy Hử là nhiều người nghĩ ngay đến chuyện về các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc với võ nghệ ... |
3 vị nữ tướng trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc gồm những ai?
Dù không phải số nhiều nhưng 3 nhân vật này đều rất đặc biệt, lập không ít chiến công cho Lương Sơn Bạc và được ... |
Ngày đăng: 11:00 | 27/05/2019
/