Ngày 6.6, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ đăng đàn trả lời 3 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội chất vấn. Trước khi diễn ra hoạt động này, Bộ trưởng đã nhìn thẳng vào những hạn chế, bất cập và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục.
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ việc giáo viên bạo hành tinh thần và thể chất học sinh đã khiến dư luận bức xúc.
Chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế
Về vấn đề chất lượng giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, chất lượng giáo dục học sinh mới chỉ được quan tâm hơn ở kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng mà chưa chú trọng đến kết quả việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ, song vẫn nặng về điểm số.
Về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ trưởng GDĐT thừa nhận vẫn còn hạn chế, như chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… nên còn khoảng 200.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm.
Về vấn đề này, thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ có nhiều giải pháp quyết liệt.
Vẫn còn nạn bạo hành trẻ em
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tình trạng bạo hành trẻ em gây bức xúc thời gian qua xảy ra chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (nhóm lớp độc lập tư thục).
Thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đặc thù phát triển trường lớp ở những khu vực có nhiều khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân; đề xuất Chính phủ cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ giáo viên mầm non.
Bộ sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giáo dục; rà soát, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm, để từng bước ngăn chặn nạn bạo hành trẻ.
Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức học đường
Thời gian gần đây xảy ra tình trạng một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.
Theo phân tích người đứng đầu ngành giáo dục, tình trạng này có sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội sử dụng và khai thác internet, mạng xã hội, trong đó có tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ về văn hoá phẩm độc hại; nhiều bậc phụ huynh phó thác con em cho nhà trường.
Ngoài ra, Bộ trưởng thừa nhận kỹ năng sống cho sinh viên chưa thực sự được chú trọng; còn quản lý, áp đặt học sinh theo phương pháp “quyền uy”, chú trọng dạy văn hóa mà xem nhẹ việc dạy người.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GDĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Bộ đã ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15.5.2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Theo đó, để nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học. Xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét xây dựng Luật Nhà giáo để quy định cụ thể điều chỉnh các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo cũng như các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo; các cơ quan chức năng cần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà giáo theo quy định pháp luật.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Cử tri an tâm về an toàn của Formosa"
Sáng nay, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về ... |
“Cò” mồi môi giới loạn thu phí, lừa lao động đi nước ngoài: Có thật, xử lý chưa hết
Bộ trưởng Bộ Lao Động & Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận tình trạng các công ty cò mồi môi giới, lừa ... |
Ngày đăng: 23:00 | 05/06/2018
/ https://laodong.vn