"Bệnh quan liêu" đã khiến từ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Hà Giang đã bị cấp dưới qua mặt quá dễ dàng

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, Ủy ban kiểm tra trung ương đã có đề nghị đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh, nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Giang đồng thời Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông  Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Thông tin từ Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho thấy, tính đến ngày 30/9/2019, tỉnh Hà Giang xác định có 151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi Quốc gia năm 2018.

Trong số này có hai trường hợp đã được kiểm tra, xử lý là ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và ông Vũ Văn Sử, nguyên giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang.

Với 149 cán bộ, đảng viên còn lại, tỉnh Hà Giang kiểm tra, xem xét, xử lý đối với 137 trường hợp, còn 12 trường hợp ngoài Đảng bộ tỉnh quản lý.

Trong số 137 trường hợp kể trên có 46 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 42 người, cảnh cáo 1 người và khai trừ Đảng 3 người). 29 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật được yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Có 57 cán bộ, đảng viên hiện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy và các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Giang đang tiếp tục kiểm tra, xem xét xử lý.

Có 4 cán bộ, đảng viên tạm dừng kiểm tra, xem xét do mắc bệnh hiểm nghèo (2 người) và đang chờ kết quả xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2 người). 1 trường hợp kiểm tra nhưng xác định không có khuyết điểm, vi phạm.

Trước đó, ngày 5/11, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo khai trừ Đảng ông Vũ Văn Sử vì vi phạm nghiêm trọng trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.

Theo kết luận, ông Vũ Văn Sử "đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018".

Ngoài ra, ông Sử còn "lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng với cấp dưới để can thiệp, tác động nâng điểm cho thí sinh trái quy định".

Ban Bí thư đánh giá ông Sử đã "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng", làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và đào tạo, gây bức xúc dư luận xã hội.

Đến nay, số lượng đảng viên bị kỷ luật, xem xét kỷ luật lên đến hàng trăm người vì vụ gian lận thi cử năm 2018 cho thấy đây là một bài học đắt giá đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Nhưng quan trọng hơn, bệnh quan liêu đã diễn ra ở Hà Giang với mức độ không hề nhè.

Trả lời Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vụ gian lận điểm thi năm 2018 tại Hà Giang, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương từng đề nghị:

“Nếu các cán bộ lãnh đạo này có dính líu đến đường dây sai phạm thì tất nhiên là phải giải quyết theo luật định. Nếu không dính líu cũng cần phải thanh tra, kiểm tra xem các vị đó có mắc bệnh quan liêu hay không?

Ở đây cũng phải xem xét các vị này trong quá trình thực thi nhiệm vụ công tác có thái độ thờ ơ, vô cảm, tắc trách, thiếu trách nhiệm đối với lĩnh vực mình được giao hay không.

Lĩnh vực mà anh phụ trách mà anh thiếu trách nhiệm để xảy ra sai phạm mà anh không kịp thời kiểm tra giám sát để xảy ra hậu quả thì anh phải chịu trách nhiệm kể cả anh trong sáng, anh không tham gia vào sai phạm”.

Nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Giang, Triệu Tài Vinh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang bị kỷ luật và xem xét kỷ luật. Ảnh: HGTV

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã từng phản ánh, việc gian lận điểm thi trung học phổ thông quốc gia ở Hà Giang đã từng được dư luận tỉnh này lên tiếng từ năm trước năm 2018, thậm chí đã từng có đơn thư từ phía quần chúng.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, tiếng nói về gian lận điểm thi trung học phổ thông Quốc gia trước năm 2018 đã chìm vào quên lãng.

Khi sai phạm điểm thi năm 2018 dần được bóc tách và hé lộ, hàng loạt các đảng viên chủ chốt đã bị kỷ luật.


Xem xét kỷ luật ông Triệu Tài Vinh, ông Hoàng Trung Hải và nhiều cán bộ

Với số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật từ cán bộ chủ chốt đến cán bộ cơ sở có thể thấy, lãnh đạo của Hà Giang đã bị cấp dưới qua mặt một cách dễ dàng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí.

Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.

Theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, khi nhận diện biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống có chỉ ra biểu hiện thứ năm: “Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Có thể khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sai phạm nghiệm trọng trong gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia bắt nguồn từ “bệnh quan liêu” của các cán bộ đảng viên chủ chốt ở Hà Giang.

Ông Vũ Văn Sử và ông Trần Đức Quý đã trực tiếp nhúng tay vào vụ gian lận thi cử tại Hà Giang. Ảnh: LC

Việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chác tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương mình đã góp phần để cho cấp dưới qua mặt, phá hoại giáo dục của Hà Giang, đánh mất niềm tin của nhân dân tỉnh nhà.

Các cấp các ngành cũng đã chỉ ra bệnh quan liêu, xa rời quần chúng là một “căn bệnh” rất nguy hiểm đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Hi vọng rằng, căn bệnh trầm kha về “bệnh quan liêu” sẽ được tẩy sạch tại Hà Giang.

Trần Phương 13/12/2019 06:28

Sẽ lật lại 3 năm chấm thi tốt nghiệp ở Hà Giang

Bộ Công an sẽ mở rộng vụ án, điều tra chấm thi tốt nghiệp THPT trong năm 2015-2017 ở Hà Giang. 

Gian lận thi cử ở Sơn La: Đảng viên sai phạm đến đâu xử lý đến đó!

Đại diện Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã phản hồi băn khoăn của dư luận về thi hành kỷ luật đảng viên ...

Giấy phép con "hành" giáo viên: Tiền tỉ vào túi ai?

Cả nước có khoảng 1 triệu giáo viên, số tiền tối thiểu mỗi giáo viên cần phải bỏ ra để có đủ 3 chứng chỉ ...

Ngày đăng: 07:42 | 13/12/2019

/ giaoduc.net.vn