Thay vì được kính trọng thì đội ngũ y tế tham gia chống dịch corona ở Nhật Bản lại bị các đồng nghiệp kỳ thị gọi là "mầm bệnh".
Bác sĩ và y tá ở Nhật Bản tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh, kỳ thị. Con cái những người này cũng bị phân biệt đối xử ở trường học, theo South China Morning Post.
|
|
Nhiều nhân viên y tế tham gia công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính đồng nghiệp xa lánh. Ảnh: Getty |
Theo đó, không ít người của đội ngũ y tế bị chính những người làm việc cùng gọi bằng cái tên “mầm bệnh”, “mang theo virus”, “nguồn lây nhiễm”.
Hiệp hội Y khoa Nhật Bản (JDAM) đã nhận được hàng chục báo cáo về sự kỳ thị đối với các nhân viên y tế, bao gồm một trường hợp nam bác sĩ bị cấm đặt chân tới bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Con cái của lực lượng y tế cũng được yêu cầu ở nhà, thay vì đến trường như các học sinh khác.
Trước tình hình trên, JDAM đưa ra tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo, nhân viên y tế và trường học cần có hành động kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
“Nhiều bác sĩ, y tá đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình để cứu những người khác. Song, họ lại bị đối xử bất công theo cách không thể tin được”, bản báo cáo của Hiệp hội viết.
“Điều này nên được coi là một vấn đề vi phạm nhân quyền. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và yêu cầu rằng tình hình cần được khắc phục”, phía Hiệp hội nhấn mạnh.
Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện Các Vấn đề Toàn cầu Meiji (Nhật Bản), cho biết thái độ phân biệt đối xử có thể lý giải từ việc thiếu hiểu biết của mọi người. Song, đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, điều này thật khó chấp nhận.
Cho tới giờ, đội ngũ nhân viên y tế bị lây nhiễm virus corona nhiều nhất là thuộc về Trung Quốc. Trong 1.716 y bác sĩ nhiễm bệnh, 1.502 người đến từ Hồ Bắc và trong số đó Vũ Hán - vùng tâm dịch, chiếm tới 1.102 người.
Ngày 17/2, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ lòng kính trọng dành cho những y tá ở tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhấn mạnh hơn bao giờ hết thế giới lúc này cần thể hiện tinh thần đoàn kết với đội ngũ nhân viên y tế.
|
|
Hai nhân viên y tế Vũ Hán hỗ trợ một bệnh nhân COVID-19 gặp vấn đề về hô hấp. Ảnh: Reuters |
Trong phát biểu của mình, tổng giám đốc WHO cho biết các nhân viên y tế, trong đó có y tá, là những người đang phải chịu áp lực lớn nhất trong cuộc chiến chống Covid-19.
Ông đề cập tới đoạn video được Tân Hoa xã đăng tải trên Twitter trước đó, trong đó kể về câu chuyện của 6 y tá tại một điểm cách ly ở tỉnh An Huy đang chăm sóc 2 đứa trẻ có cha mẹ nhiễm virus corona chủng mới.
Người đứng đầu WHO nhấn mạnh đoạn video đã cho thấy những nỗ lực và sự tận tụy của những y tá đối với công việc của mình và bệnh nhân. Vì thế, hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế cần thể hiện tinh thần đoàn kết và ủng hộ dành cho những nhân viên y tế.
Minh Khôi (T/h)
Khu ẩm thực phố cổ Hà Nội vẫn đông nghẹt bất chấp mùa dịch Covid-19
Lượng người hoạt động tại các quán bar, karaoke tại Hà Nội vẫn đông sau chỉ đạo hạn chế đông người để tránh lây lan ... |
Người nhiễm Covid-19 cuối cùng tại Viêt Nam ra viện: "Lúc này tôi không còn thấy sợ, chỉ lo dư luận đồn thổi..."
“Với chúng tôi, những người đã mắc căn bệnh này, lúc này nói thật là cũng không cảm thấy sợ lắm” – bệnh nhân N.V.V, ... |
Trung Quốc cách ly gần 100 người từ Hàn Quốc nghi nhiễm COVID-19
Trung Quốc đã cách ly 94 hành khách trên chuyến bay từ Seoul, Hàn Quốc sau khi 3 người trên chuyến bay này có triệu ... |
Ngày đăng: 14:25 | 26/02/2020
/ www.doisongphapluat.com