Với quan niệm “đói giỗ cha, no ba ngày tết”, nhiều người đã không ngần ngại chi mạnh tay mua bán, sắm sửa mỗi dịp tết đến, xuân về.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, điều này dường như đã thành văn hóa của người Việt, cứ đến tết là phải mua sắm. “Năm nay, tôi nhận định rằng, với sự tăng trưởng kinh tế 6,83%, các doanh nghiệp, các tổ chức có thu nhập tốt thì quay ngược lại người dân cũng sẽ có thu nhập tốt, từ đó kéo theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng sẽ nhiều hơn. Tôi cho rằng năm nay người dân sẽ chi càng mạnh tay để mua sắm trong dịp tết”.
Chị Nguyễn Thị Minh (47 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, nhà chỉ có 2 vợ chồng và 2 đứa con nhưng tết nào cũng phải đặt mấy chục con gà, vịt, thêm mấy chục cân cả giò, chả, thịt bò. “Trước tết, vợ chồng về quê một chuyến, mang cả ôtô để chở đồ. Nhà mình ít người thì ăn không hết bao nhiêu nhưng cả 2 vợ chồng đều là con cả, khách khứa cũng nhiều, không thể làm qua loa được”, chị Minh cho biết.
Với quan niệm cả năm mới có một cái tết và cũng chẳng thể làm qua loa để mất mặt vì là con trưởng trong gia đình nên hàng năm, gia đình chị Minh đều chi mạnh tay cho thực phẩm tết, đó là còn chưa kể đến việc trang trí nhà cửa.
Ông Đỗ Văn Lan – nghệ nhân vườn hoa Nhật Tân - cho biết: Đến thời điểm hiện tại, vườn nhà ông đã có người đặt những cây có giá lên tới hàng chục thậm chí là cả trăm triệu đồng để chơi tết. “Tết năm nào, tôi cũng thấy mọi người chi rất mạnh tay, hàng đẹp là đều có người mua cả, người dân cũng không ngần ngại bỏ tiền ra để mua đồ chơi tết” – ông Lan nói.
Nói về điều này, PGS.TS - chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, việc người dân hào phóng chi tiêu trong các dịp tết xuất phát từ truyền thống ngày tết phải đủ đầy, thế nhưng, ngày nay việc người ta đua nhau để mua sắm cũng tạo ra mặt trái. Mặc dù nhiều người còn khó khăn, thu nhập thấp nhưng tết đến vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để sắm đồ tết, đến lúc không sử dụng hết lại bỏ đi gây ra lãng phí.
“Tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy hay tâm lý sĩ diện dẫn đến tình trạng này, tôi lấy ví dụ ở quê có nhà mổ lợn để ăn tết, nhà khác có thể không cần phải như vậy, chỉ cần mua vài cân ngoài chợ là đủ ăn tết nhưng thấy nhà kia mổ lợn thì nhà mình cũng phải mổ lợn… nó tạo ra sự khó khăn sau tết cho người dân”.
Cũng theo chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung, do chạy theo những phong trào hay chi mạnh tay quá nhiều tiền cho tết, thậm chí thâm hụt cả tiền chi tiêu cho những tháng sau đó khiến sau tết nhiều gia đình bị kiệt quệ.
Đến tết ta lại bàn chuyện nên ăn tết tây
Cứ đến dịp cuối năm, khi sắp đến tết truyền thống của người Việt, nhiều người lại lôi chuyện nên hay không nên ăn tết ... |
Bỏ nét văn hóa tết truyền thống, vậy chúng ta muốn giữ lại gì?
Cuộc tranh cãi tết tây - tết ta vẫn chưa có hồi kết. Trong một bài viết trước, chúng tôi đã cho rằng để trẻ ... |
Ngày đăng: 07:15 | 18/01/2018
/ Lao động