Một phân tích di truyền mới về virus gây COVID-19 từ hơn 7.600 bệnh nhân trên khắp thế giới cho thấy loại virus này đã lây sang người kể từ cuối năm 2019 và chắc chắn đã lây lan cực kỳ nhanh chóng sau ca nhiễm đầu tiên.

CNN đưa tin, các nhà nghiên cứu ở Anh đã xem xét các đột biến của virus và tìm thấy bằng chứng của việc lây lan nhanh chóng, nhưng không có bằng chứng nào về việc virus này trở nên dễ lây truyền hơn hoặc có khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn.

"Virus đang biến đổi, nhưng điều này không có nghĩa là nó đang trở nên tồi tệ hơn", CNN dẫn lời nhà nghiên cứu di truyền học Francois Balloux, thuộc Viện di truyền học Đại học London, cho biết.

Balloux và các đồng nghiệp đã lấy các chuỗi virus từ một cơ sở dữ liệu toàn cầu khổng lồ đang được các nhà khoa học trên thế giới chia sẻ. Họ đã xem xét các mẫu được lấy tại các thời điểm khác nhau từ những địa điểm khác nhau, và chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm cho người bắt đầu vào cuối năm 2019.

"Điều này loại trừ bất kỳ kịch bản nào giả định SARS-CoV-2 có thể đã được lưu hành từ lâu trước khi bị phát hiện, và do đó đã lây nhiễm tỷ lệ lớn dân số", trích báo cáo do nhóm nghiên cứu của Ball Balloux, được công bố trên tạp chí Lây nhiễm, Di truyền và Tiến hóa.

"Kết quả của chúng tôi phù hợp với các đánh giá trước đó và chỉ ra tất cả các chuỗi đều có nguồn gốc chung vào cuối năm 2019, cần nói rõ đây là giai đoạn khi virus SARS-CoV-2 lây vào vật chủ là con người", báo cáo cho biết.

"Điều này xảy ra mới gần đây. Chúng tôi cực kì tin tưởng rằng cú nhảy vào vật chủ là con người đã xảy ra vào cuối năm 2019", nhà di truyền học Balloux cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng di truyền hỗ trợ cho quan điểm nghi ngờ virus đã lây nhiễm cho cư dân ở Châu Âu, Mỹ và các nơi khác trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng trước khi các trường hợp chính thức đầu tiên được báo cáo vào tháng 1 và tháng 2.

Kết quả nghiên cứu của nhóm Balloux cũng đã được xem xét bởi các chuyên gia khác, quá trình này được gọi là đánh giá ngang hàng.

"Tất cả các virus đều biến đổi tự nhiên. Bản thân đột biến không phải là một điều xấu và không có bằng chứng gì cho thấy SARS-CoV-2 đột biến nhanh hơn hoặc chậm hơn dự kiến. Cho đến nay, chúng ta không thể khẳng định liệu SARS-CoV-2 đang trở nên gây chết người và lây lan nhiều hơn hay ít hơn", theo ông Ball Balloux.

nghien cuu moi chi ra covid 19 da nhanh chong lay lan toan cau tu cuoi 2019 Nghiên cứu mới chỉ ra COVID-19 đã nhanh chóng lây lan toàn cầu từ cuối 2019

Một phân tích di truyền mới về virus gây COVID-19 từ hơn 7.600 bệnh nhân trên khắp thế giới cho thấy loại virus này đã ...

nghien cuu moi chi ra covid 19 da nhanh chong lay lan toan cau tu cuoi 2019 Nghiên cứu mới công bố thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 có khả năng sẽ kéo dài khoảng chừng 2 năm và sẽ không thể kiểm soát cho tới khi 2/3 dân số ...

Ngày đăng: 13:56 | 06/05/2020

/ laodong.vn