Theo Quân khu trung tâm Nga hôm 12/12, tiêm kích MiG-31 của đơn vị này vừa thực hiện thành công màn đánh chặn ở tầng bình lưu thấp.

Hãng Sputnik dẫn thông cáo của Quân khu trung tâm cho biết, Hai chiếc tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31BM đóng tại vùng Perm đã đánh chặn một tên lửa hành trình giả định ở độ cao trên 15 nghìn mét.

"Căn cứ tín hiệu báo động huấn luyện, phi hành đoàn của MiG-31 đã cất cánh và bay tới khu vực được chỉ định. Sau đó, các phi công đã tiến hành tìm kiếm và phá hủy mục tiêu trên không dựa trên các thông số thu được từ thiết bị phòng không.

nga toan tinh khi cho mig 31 danh chan tang binh luu

Tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga.

Đích giả định của phi đội MiG-31 là tên lửa có cánh, bay với tốc độ 800 km/h tại các tầng bình lưu thấp, khoảng cách hủy diệt là khoảng 100 km", thông cáo cho biết. Không quân Nga cho biết, ngoài bài tập đánh chặn ở độ cao lớn, trong cuộc diễn tập này, MiG-31 còn được thử sức với bài tập luyện tránh tên lửa trên không hay giành được lợi thế khi tấn công đối thủ.

Thách thức lớn nhất của việc bay ở tầng bình lưu là do không khí tại đây rất loãng. Các máy bay đạt độ cao này thường bị giảm công suất động cơ và khiến cho phi công khó kiểm soát hơn.

Được biết, ngay trước khi Nga cho tiêm kích MiG-31 thực hiện bài đánh chặn ở độ cao lớn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã để lộ kế hoạch về chương trình dùng UAV hoạt động ở tầng bình lưu thay thế vệ tinh quân sự của nước này.

Hiện cơ quan này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm những chuyến bay đầu tiên của UAV với động cơ hybrid. Nhóm thực hiện chương trình đã cài đặt máy phát điện cho động cơ sử dụng nhiên liệu hydro lỏng, cung cấp năng lượng thông qua tầng bình lưu của khí quyển.

Chuyến bay thành công đã chứng minh máy bay mới đủ điều kiện để giám sát toàn cầu. Các động cơ nhiên liệu hydro lỏng cũng sẽ được thử nghiệm với các UAV khác cùng di chuyển gần hơn để thực hiện nhiệm vụ. Sẵn sàng hỗ trợ quân đội bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu.

Các chuyến bay thử nghiệm khác đã diễn ra tử năm 2015 đến nay và đã đạt được các tiêu chí của chương trình thử nghiệm tại độ cao thấp. Mục tiêu của chuyến bay thử nghiệm là được kiểm tra dẫn hướng, hệ thống điều khiển tự động, chuyển hướng và xử lý các điều kiện bất ổn...

Các máy phát điện cho động cơ hydro lỏng cũng đã được thử nghiệm hơn 1.500 giờ, đã hoạt động 7 ngày liên tiếp. Các thử nghiệm đã chứng tỏ UAV đủ khả năng "lang thang" trên tầng bình lưu nhiều ngày liền.

Nhưng với với khả năng tấn công ở tầng bình lưu của MiG-31, một khi xung đột xảy ra, việc đánh chặn UAV - vệ tinh quân sự Mỹ trở nên quá dễ dàng với Nga. Và với đòn tấn công này có thể khiến vũ khí đối phương bị tê liệt.

Tuấn Vũ

nga toan tinh khi cho mig 31 danh chan tang binh luu Vũ khí bí ẩn của MiG-31 sẽ là cơn ác mộng với vệ tinh của Mỹ

Một nhiếp ảnh gia tình cờ chụp được bức ảnh tiêm kích đánh chặn MiG-31 cất cánh với vũ khí rất lớn dưới bụng, có ...

nga toan tinh khi cho mig 31 danh chan tang binh luu Tiêm kích MiG-31 gắn tên lửa lạ khi diễn tập ở Moskva

Việc chiếc MiG-31 mang một quả tên lửa bí ẩn cho thấy Nga dường như đang tái khởi động dự án vũ khí diệt vệ ...

nga toan tinh khi cho mig 31 danh chan tang binh luu Tiêm kích Nga lắp siêu tên lửa Kinzhal thử nghiệm chiến đấu

Không quân Nga triển khai 10 tiêm kích MiG-31K gắn tên lửa Kinzhal cho nhiệm vụ thử nghiệm khả năng tác chiến thực tế.

Ngày đăng: 15:11 | 13/12/2018

/ http://baodatviet.vn