Dù không phải là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là tác giả của nhiều vần thơ, ca từ tài hoa, tinh tế. Ông đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề cải tiến tiếng Việt.
Ca khúc "Tôi yêu tiếng nước tôi" của NS Phạm Duy. Ảnh: Minh họa
"Đề xuất của PGS Bùi Hiền dù chỉ là một bài tham luận hay một công trình nghiên cứu thì điều quan trọng là nó đã tác động đến công chúng, gây nên những tranh cãi ồn ào không cần thiết.
Thế mới biết, dư luận đã quan tâm và yêu mến tiếng Việt đến thế nào. Thứ ngôn ngữ, ký tự đó đã là tâm hồn, hơi thở của mỗi chúng ta, làm sao có thể thay thế được. Thử tưởng tượng tiếng Việt “được cải tiến” theo cách của tác giả Bùi Hiền, thì thơ và nhạc sẽ về đâu.
Nhà thơ thôi làm thơ, âm nhạc không còn lời. Bởi xưa nay, ngôn ngữ và ký tự đó đã gắn kết với nhau. Tuy hai mà một. Là cốt cách, tâm hồn trong mỗi người Việt. Chuyển sang một ngôn ngữ mới nghĩa là thành một thứ tiếng khác rồi, không còn là tiếng Việt nữa. Chiếu theo bộ chuyển đổi tiếng Việt, những ca khúc bất hủ cũng bị biến hình, biến thể. Thơ nhạc sẽ ngậm ngùi. Đó là cả một sự đảo lộn khó có thể tưởng tượng.
Phát kiến của tác giả Bùi Hiền chỉ nghĩ đến tiểu tiết chứ không nghĩ đến đại cục. Thay tên đổi họ, và những hệ lụy sẽ khiến ngôn ngữ của chúng ta trở nên “biến dạng”. Khi sắp đặt từ theo bảng chữ cái cải tiến của ông đã gây ra hàng triệu tiếng cười diễu.
Từ sự bất cập này dẫn đến những khả năng như đời sau không đọc được văn bản chữ viết ngày nay, phải thay đổi toàn bộ hệ thống phần mềm trong công nghệ thông tin, hệ thống giáo dục và hệ thống hành chính.
Ai cũng biết, tự do nghiên cứu, sáng tạo đều được tôn trọng. Nhưng cần phải thẳng thắn loại bỏ những ý tưởng bất khả thi, phi thực tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vừa lên tiếng là chưa có nhu cầu cải tiến chữ viết trong giai đoạn hiện nay. Chữ Quốc ngữ ở ta từ khi xuất hiện (thế kỷ 17) đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn cải tiến, đã bỏ đi khá nhiều phụ âm xuất hiện ban đầu. Theo nghiên cứu thì chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45% và khá ổn định từ đầu thế kỷ 20 (1902) đến nay.
Thập niên 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ kêu gọi "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhằm Việt hóa những từ ngoại như Hán - Việt.
Nếu còn băn khoăn về “tiếng Việt” hãy hát bài ca "tiếng Việt" của Nguyễn Lê Tâm phổ thơ Lưu Quang Vũ hay khe khẽ cất lên vài giai điệu trong ca khúc "Tôi yêu tiếng nước tôi" của NS Phạm Duy, bạn sẽ thấy đầu óc được nhẹ nhàng hơn: "Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa/ Óng tre ngà mềm mại như tơ...”, "Tôi yêu tiếng nước tôi từ ƙhi mới rɑ đời, người ơi/ Mẹ hiền ru những câu xɑ νời/ À à ơi ! Ƭiếng ru muôn đời...".
Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường: "Dùng tiếng Việt mới, các nhạc phẩm sẽ đi về đâu"?
Những ngày gần đây, đề xuất thay đổi tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đang trở thành đề tài bàn luận xôn xao, dù không ... |
Năm câu hỏi bỏ ngỏ trước đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ
Bày tỏ trân trọng nghiên cứu của PGS Bùi Hiền, tác giả Nguyễn Châu chỉ ra bất hợp lý về sự tương đồng với ngôn ... |
Ngày đăng: 13:01 | 08/12/2017
/ https://laodong.vn