ĐBSCL đã bước vào mùa khô. Nắng nóng xuất hiện khiến nhiều địa phương tất bật triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng
Tại Cà Mau, công tác PCCC đang được khẩn trương thực hiện, nhất là khu vực (VQG) U Minh Hạ - nơi có diện tích rừng tập trung lớn và đông dân cư. Thời điểm này, nước ở các kênh trục vẫn còn, song nhiều diện tích rừng đang được dự báo cháy.
"Ban quản lý VQG U Minh Hạ cắt cử lực lượng túc trực 24/24 giờ ở các chòi canh; kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn người dân vào rừng khai thác ong, săn thú và bắt cá có thể dẫn đến cháy rừng. Thảm thực vật ở đây dày, rất dễ xảy cháy. Chúng tôi cũng tuyên truyền, giáo dục, vận động hơn 5.000 hộ dân sống trong khu vực rừng tràm, vùng đệm ký cam kết tham gia bảo vệ và phòng chống cháy rừng" - ông Huỳnh Minh Nguyên, Giám đốc VQG U Minh Hạ, cho biết.
Lực lượng kiểm lâm tỉnh An Giang nhắc nhở chủ rừng trong việc PCCC rừng Ảnh: THỐT NỐT
Tại Vườn chim ở tỉnh Bạc Liêu cũng đang dự báo cháy ở cấp nguy hiểm. Vườn chim là sân chim tự nhiên với khoảng 160 ha, hơn 40 loài với 60.000 con, trong đó có nhiều loài quý. Ngoài việc chỉ đạo lực lượng luân phiên túc trực 24/24 giờ, lên thang quan sát, Vườn chim cũng trực tiếp xuống các chốt canh kiểm tra. Dự kiến ngày 10-3, đơn vị phối hợp các lực lượng như cảnh sát chữa cháy, quân sự, kiểm lâm đóng trên địa bàn và chính quyền cơ sở thực tập phương án chữa cháy Vườn chim.
Ông Trần Phú Hòa, tỉnh An Giang, cho biết các địa phương có diện tích rừng lớn trong tỉnh thuộc vùng Bảy Núi (các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) đã hoàn tất công tác chuẩn bị về PCCC rừng. Theo đó, huyện Tri Tôn có hơn 5.538 ha rừng cần được PCCC. Trong số này, vùng trọng điểm cháy được xác định là hơn 4.273 ha. Ở huyện Tịnh Biên cũng xác định vùng trọng điểm cháy lên đến hơn 6.273 ha.
Ông Trương Thanh Hào, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang, cho biết UBND tỉnh này vừa ban hành quyết định về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCC rừng mùa khô năm 2018. Kiên Giang có 7 vùng trọng điểm cháy rừng là VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, Rừng phòng hộ Phú Quốc, Rừng phòng hộ Hòn Đất - Kiên Hà, Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh và rừng thuộc dự án Lâm trường 422. Tổng kinh phí thực hiện cho công tác này là hơn 10 tỉ đồng, từ ngân sách tỉnh.
Theo người dân các xã Hòa Điền và Kiên Bình của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, trong 10 ngày qua, có hàng chục ngàn ha lúa đang trổ bông nhưng có dấu hiệu chết khô do bị nước mặn xâm nhập sâu vào tuyến kênh trong nội đồng. Nguyên nhân được cho là do chính quyền địa phương chậm triển khai việc đóng các đập, cống ngăn nước mặn. Ông Trần Bình Trọng, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kiên Lương, cho biết việc để nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng là vấn đề cần phải giải quyết nhanh và gửi bà con. Việc này huyện chỉ kiến nghị lên UBND tỉnh và tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. |
Sài Gòn bước vào mùa cao điểm nắng nóng
Từ nay đến giữa năm 2018, thời tiết Nam Bộ không có biến động quá lớn; tuy nhiên, tháng 3 là cao điểm nắng nóng ... |
Ứng phó khẩn khi sông Mê Kông cạn nước
ĐBSCL sẽ gặp nhiều bất lợi khi nguồn nước sông Mê Kông bị các quốc gia ở thượng nguồn khai thác quá mức |
Ngày đăng: 17:00 | 04/03/2018
/ https://nld.com.vn