Nhiều trẻ em gái ở vùng núi phía bắc Việt Nam bị bắt cóc và bán sang bên kia biên giới làm vợ đàn ông Trung Quốc.
Theo tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền của trẻ em Plan International, nạn bắt cóc và buôn bán trẻ em gái Việt Nam sang bên kia biên giới đã tồn tại và trở thành một vấn đề nhức nhối trong suốt 10 năm qua. Đa số nạn nhân đều ở độ tuổi vị thành niên, thậm chí có em mới chỉ 13 tuổi khi bị bán sang Trung Quốc. Plan International cho rằng chính sách một con ở Trung Quốc cộng với quan niệm của người dân nước này thích có con trai hơn con gái đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Theo Economist, hiện Trung Quốc đang thiếu 60 triệu phụ nữ. Và hậu quả là trẻ em gái Việt Nam bị bọn tội phạm buôn người bắt cóc hoặc lừa đảo sang nước láng giềng để kết hôn với đàn ông Trung Quốc.
Bà Do 56 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo. Ước muốn duy nhất trước khi "nhắm mắt xuôi tay" của bà là được gặp con gái lần cuối. Con gái bà, tên Mi, đã mất tích hai năm nay. Bà Do kể rằng Mi bị bắt cóc ở chợ. Và tất cả những gì gia đình biết là có hai gã đàn ông đi theo Mi khi cô bé rời khỏi khu chợ. Gia đình bà Do lần theo dấu vết của cô bé đến Hà Giang nhưng tất cả đã quá muộn. Cô bé hoàn toàn "bốc hơi". Dân địa phương nói rằng nhiều khả năng cô bé đã bị gả bán cho đàn ông Trung Quốc.
Phóng viên ảnh Vincent Tremeau ghi lại các bức ảnh chụp bé Mi treo trên tường nhà. Kể sau từ khi Mi mất tích, bé gái khác trong ngôi làng chỉ có 50 nhân khẩu này cũng bị bắt cóc.
Sau vụ mất tích, chị dâu của Mi bị chấn động mạnh, không cho phép bất cứ một thành viên nữ nào trong gia đình ra ngoài ngôi làng một mình. Bản thân người phụ này cũng sợ hãi nên mỗi khi đi chợ, cô đều đi cùng chồng. Cô cũng lo lắng cho tương lai của đứa con gái.
Các gia đình có con cái bị mất tích trải qua hiện tượng sang chấn tâm lý mà các bác sĩ gọi là "nỗi mất mát mơ hồ". Cảm xúc của họ lên xuống như biểu đồ hình sin do bị giằng xé giữa nỗi tuyệt vọng, hoang mang, đau buồn, tức giận hòa với cảm giác hy vọng, thấp thỏm, khắc khoải, mong chờ.
Cuộc sống ở ngôi làng hẻo lánh này rất khó khăn, đói kém. Bọn buôn người lợi dụng điều này để "đặt bẫy" các nạn nhân. Chúng kiên trì trong nhiều tháng, giả vờ kết bạn với nạn nhân, thậm chí, trở thành bạn trai của nạn nhân. Và sau khi chiếm được lòng tin của "con mồi", chúng hứa hẹn có thể giúp nạn nhân tìm được công việc tốt hơn ở bên kia biên giới. Nhiều thiếu nữ cả tin đã ngay lập tức nắm lấy "cơ hội" để giúp bản thân và gia đình thoát nghèo. Họ đi theo bọn buôn người hoàn toàn tự nguyện. Và chỉ đến khi đặt chân tới đất Trung Quốc, các cô gái trẻ mới vỡ lẽ họ đã bị lừa.
Dinh, năm nay 18 tuổi, từng bị lừa với một kịch bản tương tự. Năm 15 tuổi, Dinh cùng một người bạn tên Lia đi nhờ xe của một người lạ về làng. Đến khi nhận ra mình đang đi nhầm đường thì mọi chuyện với hai cô gái trẻ đã quá muộn. Họ bị bán sang Trung Quốc và khóa trái trong một ngôi nhà. Ở đó, bọn buôn người chụp hình các cô để chào hàng cho người có nhu cầu. 8 tháng sau đó, Dinh may mắn trốn thoát còn Lia thì không.
Chính phủ Việt Nam ước tính có khoảng 300 vụ buôn người chỉ trong vòng ba tháng đầu năm ngoái. Trong khi đó, tổ chức Child Helpline nhận được gần 8.000 cuộc gọi yêu cầu trợ giúp các trường hợp liên quan đến nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái trong suốt ba năm qua.
Thực hư vụ 6 trẻ bị bắt cóc ở Bình Thuận
Một tài khoản Facebook đăng tải thông tin "Băng bắt cóc đã về tới xã Trà Tân, Đông Hà và thực hiện 6 vụ bắt ... |
Đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ: Người tốt ở đâu?
Từ chuyện cả làng đánh trộm chó tới việc ngàn người đánh hội vì nghi bắt cóc trẻ có thể coi đây là báo động ... |
Ngày đăng: 15:06 | 02/02/2018
/ VnExpress