Khi hoạt động trong vùng biển hẹp ở vịnh Ba Tư, tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm bằng những chiến thuật và vũ khí bất đối xứng. 

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của hải quân Mỹ. Ảnh: Navy Times.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 7/5 tuyên bố quân đội nước này đang triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đến Trung Đông nhằm "gửi đi một thông điệp" và đáp trả những mối đe dọa lớn từ Iran. Ngoại trưởng Iran sau đó đưa ra phát biểu cứng rắn khi nói rằng Mỹ sẽ chỉ "thực hiện hành động tự sát" nếu khai chiến với nước này.

Giới phân tích quốc tế nhận định tuyên bố của Iran không phải là không có cơ sở, bởi việc điều một nhóm tác chiến tàu sân bay lớn như vậy để đối phó với mối đe dọa còn khá mơ hồ từ phía Iran được đánh giá là nhiệm vụ không phải sở trường của nó và sẽ khiến hàng nghìn thủy thủ Mỹ gặp bất lợi lớn về quân sự. Trong trường hợp xung đột xảy ra, mục tiêu đầu tiên của Iran là tìm mọi cách đánh chìm hàng không mẫu hạm này trên vịnh Ba Tư.

Chuyên gia an ninh Caitlin Talmadge cho rằng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ là phương tiện hải quân mạnh nhất thế giới, nhưng không phù hợp với mọi loại nhiệm vụ.

"Các tàu sân bay Mỹ được thiết kế cho các nhiệm vụ ở đại dương và vùng biển rộng lớn. Các vùng biển hẹp như Vịnh Ba Tư sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương trước những mối đe dọa trên không, trên biển và trên đất liền", Talmadge nhấn mạnh.

Theo Talmadge, các tổng thống Mỹ trong nhiều thập kỷ qua thường xuyên sử dụng tàu sân bay để truyền đi thông điệp răn đe, nhưng trường hợp với Iran thì hoàn toàn vô tác dụng.

Trong chiến tranh vùng Vịnh và các chiến dịch chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, các tàu sân bay mang rất nhiều ý nghĩa vì đối phương khó có thể đe dọa được loại vũ khí chiến lược này. Tuy nhiên, vị trí địa lý và tiềm lực quân sự của Iran, đặc biệt là những vũ khí hiện diện ở eo biển Hormuz, sẽ khiến tàu sân bay Mỹ gặp rất nhiều rủi ro.

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran
Đội xuồng cao tốc của Iran trong một cuộc tập trận. Ảnh: Fars News.

"Vịnh Ba Tư trên thực tế chính là sân nhà của Iran. Một trong những biện pháp ưa thích và hiệu quả của Tehran nhằm đe dọa hải quân Mỹ là sử dụng chiến thuật tấn công bày đàn xuồng cao tốc. Chiến thuật này không hiệu quả ở vùng biển rộng nơi tàu sân bay dễ dàng cơ động, nhưng rất nguy hiểm ở vùng biển hẹp", chuyên gia Mỹ phân tích.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích quân sự Omar Lamrani của công ty tư vấn Stratfor cho rằng điều kiện hoạt động lý tưởng nhất của tàu sân bay lớp Nimitz là cách bờ biển đối phương khoảng 500-700 km, nằm trong phạm vi tác chiến của tiêm kích hạm nhưng đủ xa để giảm thiểu rủi ro từ các tên lửa diệt hạm của kẻ thù.

"Iran sở hữu nhiều loại vũ khí có thể trở thành một mối đe dọa đối với tàu sân bay Mỹ ở vịnh Ba Tư, gồm các tên lửa hành trình chống hạm, tàu tấn công nhanh, xuồng cao tốc, các hạm đội tàu chiến nhỏ và tàu ngầm mini hoặc thậm chí là các UAV được sử dụng theo chiến thuật bầy đàn", Lamrani phân tích.

Ngoài ra, các tàu sân bay Mỹ cũng được cho thiếu vũ khí phòng thủ để chống lại các cuộc tấn công bằng ngư lôi từ tàu ngầm Iran. Ở vùng biển tối tăm và ồn ào của vịnh Ba Tư, hải quân Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi những tàu nhỏ như vậy.

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran
Vịnh Ba Tư (Persian Gulf) là vùng biển hẹp nằm ngay cạnh đường bờ biển dài của Iran. Đồ họa: Sun Daily.

Căng thẳng giữa Tehran và Washington tăng cao kể từ khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này. Gần đây nhất, Mỹ đe dọa trừng phạt các nước mua dầu mỏ của Iran trong nỗ lực bóp nghẹt nền kinh tế nước này và liệt lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách tổ chức khủng bố.

Đáp lại, Iran cũng coi quân đội Mỹ là khủng bố, đồng thời đe dọa ngừng tuân thủ một số điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân và tuyên bố sẽ đáp trả mọi hành động "gây hấn" của Washington. Dù vậy, nguy cơ nổ ra xung đột quân sự giữa hai quốc gia đến nay vẫn chưa rõ ràng và chưa có dấu hiệu tăng cao trong thời gian tới.

Nguyễn Hoàng (Theo Business Insider)

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran Tên lửa 1400 mảnh của Iran kề sát nách Israel

Tên lửa mới của Iran mang tên Badr 3 lần đầu được sử dụng để chống lại Israel trong cuộc tấn công tên lửa dữ ...

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran Iran thách thức Mỹ

Một cố vấn quân sự của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei khẳng định Washington "không đủ khả năng" hành động quân ...

my co the nhan qua dang khi dua tau san bay ap sat iran Iran tuyên bố Mỹ sẽ chỉ 'tự sát' nếu khai chiến

Tehran bày tỏ lập trường cứng rắn trong trường hợp Washington khơi mào chiến tranh.

Ngày đăng: 01:55 | 10/05/2019

/ VnExpress