Dù có thể phá được lớp băng dày 0,8m tại Bắc Cực nhưng nếu muốn khai hỏa, tàu ngầm Mỹ cần đến sự can thiệp của thủy thủ với những chiếc xẻng.
Theo Navy Times, Hải quân Mỹ vừa bất ngờ huy động những tàu ngầm tối tân nhất của mình khoe sức mạnh tại Bắc Cực trong cuộc diễn tập ICEX năm 2018 do Mỹ tổ chức với sự tham gia của Anh.
Lực lượng tham gia cuộc diễn tập có cặp tàu ngầm tấn công USS Hartford (SSN 768) và tàu ngầm USS Connecticut (SSN 22).
Theo hình ảnh được công bố cho thấy, dù có thể đội thủng lớp băng khá dày tại Bắc Cực nhưng toàn bộ thâm tàu vẫn bị vùi dưới lớp băng dày cả mét.
Theo những thông tin được Hải quân Mỹ công khai, những chiếc tàu ngầm trong diễn tập có khả năng phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên.
Rõ ràng đây là thành tích khá ấn tượng mà không nhiều tàu ngầm trên thế giới làm được.
Thủy thủ Mỹ dùng xẻng dọn băng trên tàu ngầm.
Tuy nhiên, việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến con tàu này không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết.
Theo phân tích của chuyên gia Nga, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.
Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng dọn sạch lớp băng trên bề mặt.
Trước thực tế này, chưa bao giờ giới quân sự Nga coi việc tàu ngầm Mỹ diễn tập tại Bắc Cực là mối họa.
Và rõ ràng thành tích của tàu ngầm Mỹ còn kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei. Hải quân Nga tiết lộ, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên.
Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu.
Tờ Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
Một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết: "Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", vị đại diện này cho biết và nhấn mạnh thêm rằng.
Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.
Tàu ngầm Nga đến gần bờ biển Mỹ “mà không bị phát hiện”
Một kênh truyền hình của quân đội Nga mới đây tiết lộ các tàu ngầm hạt nhân của họ đã bí mật tiến đến bờ ... |
Bên trong tàu ngầm hạt nhân tấn công tối mật của Mỹ
USS John Warner là tàu ngầm mới thứ ba trong biên chế hải quân Mỹ, sở hữu nhiều thiết bị và vũ khí tối tân. |
Những hé lộ mới về tàu ngầm hạt nhân Liên Xô đắm trên "tam giác quỷ"
Đầu tháng 9.1986, tàu ngầm tên lửa đạn đạo K-219 của Liên Xô rời căn cứ thuộc Hạm đội Biển Bắc ở Gadzhievo lên đường ... |
Ngày đăng: 15:30 | 20/03/2018
/ Đất Việt