Tên lửa mà Triều Tiên phóng sớm 29/8 qua nhật Bản được cho là Hwasong-12, với 3 trong số 4 vụ thử trước đó của nước này thất bại.
Trong vụ phóng sáng 29/8, tên lửa bay qua Nhật Bản và tách làm ba phần rồi rơi xuống Thái Bình Dương. Giới phân tích vẫn chưa xác định được lần phóng này thành công hay thất bại.
Vụ phóng Hwasong-12 của Triều Tiên ở một điểm bí mật hồi tháng 5. (Ảnh: AP)
Là tên lửa đạn đạo tầm trung, Hwasong-12 đầu tiên được phóng ngày 4/4 năm nay. Tin cho biết vũ khí đạt độ cao tối đa 184km và di chuyển được 60km trước khi rơi.
Mười ngày sau, tên lửa thu hút sự chú ý của giới phân tích khi nó xuất hiện trong lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng mừng Ngày của Mặt trời – một ngày quốc lễ kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Hwasong-12 xuất hiện trong lễ diễu binh ở Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hồi tháng 4. (Ảnh: AP)
Ngay hôm sau đó, vụ thử thứ 2 thất bại khi tên lửa nổ vài giây sau khi rời khỏi bệ phóng. Vụ thử thứ 3 trong cùng tháng 4 có chung kết cục. Tuy nhiên, hồi tháng 5, một tên lửa Hwasong-12 đã được phóng thành công từ Kusong, đạt cao độ hơn 2.000km và di chuyển 784km rồi rơi xuống Biển Nhật Bản.
Giới phân tích chỉ ra rằng, tên lửa có thể gây thương vong và thiệt hại nếu nó thất bại ở giai đoạn sớm hơn của hành trình bay, và mảnh vỡ sẽ rơi xuống Nhật Bản.
Tên lửa dùng nhiên liệu rắn này được tin là có thể mang được một đầu đạn hạt nhân nặng hơn 630kg và có tầm bắn tối đa hơn 5.900km.
Mới đây, Triều Tiên dọa nã tên lửa vào đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ông Kim Jong Un giám sát vụ phóng Hwasong-12 hồi tháng 5. (Ảnh: Reuters)
Seoul cho biết, vụ phóng tên lửa sớm 29/8 được thực hiện ở Sunan, nơi Bình Nhưỡng có sân bay quốc tế, hé mở khả năng Triều Tiên có thể phóng một tên lửa di động trên bộ từ một đường băng sân bay.
Moon Seong Mook, một cựu quan chức quân sự Hàn Quốc và giờ là nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, đánh giá các đường băng sân bay có thể cung cấp một không gian lý tưởng để phóng các tên lửa di động trên bộ như Hwasong-12.
Trao đổi với hãng tin AP, ông nhận định, bằng cách phóng tên lửa từ thủ đô, chính quyền Kim Jong Un có thể đang cố chứng tỏ năng lực phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào.
"Vụ phóng được coi là một mối đe dọa đối với Washington, không chỉ bởi các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật, mà còn vì Triều Tiên chứng tỏ nước này có khả năng thực sự bắn tên lửa tới các vùng biển gần Guam nếu họ chọn bắn chúng theo hướng đó", ông Moon nói thêm.
Hàn Quốc vạch kế hoạch tiến chiếm Bình Nhưỡng
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang soạn thảo kế hoạch quân sự mới với mục tiêu tiến chiếm thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều ... |
Lý do tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật Bản không bị bắn hạ
Tình báo Mỹ phát hiện tên lửa vài giờ trước khi phóng, nhưng không bắn hạ vì cho rằng nó không đe dọa Bắc Mỹ ... |
Triều Tiên dọa nhấn chìm toàn bộ nước Mỹ nếu bị xâm lược
Truyền thông Triều Tiên cảnh báo nước này sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Mỹ phát động chiến tranh xâm lược. |
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ho-so/tinh-hinh-trieu-tien-moi-nhat-mo-xe-ten-lua-trieu-tien-vua-phong-qua-nhat-395851.html
Ngày đăng: 07:44 | 30/08/2017
Theo Vietnamnet /