Với vị trí đặt trạm hiện tại, những người đi Tuyên Quang theo hướng Quốc lộ 37, không đi đường BOT cũng vẫn phải trả phí.

Cải tạo đường cũ rồi thu phí

Mấy ngày gần đây, hàng loạt xe ô tô với băng rôn phản đối và kiến nghị dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu, Quốc lộ 3 cũ, huyện Phú Lương (Thái Nguyên).

Chia sẻ với Đất Việt, anh Nguyễn Văn Hùng (một lái xe ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết, trạm thu phí BOT Bờ Đậu bị người dân địa phương và chủ phương tiện phản đối vì đặt hết sức vô lý.

Với vị trí hiện tại, anh Hùng khẳng định, những người đi Tuyên Quang theo hướng Quốc lộ 37, không đi đường BOT cũng phải trả phí.

Hàng loạt xe ô tô với băng rôn phản đối và kiến nghị dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu

Hơn nữa, theo anh Hùng, trên địa bàn huyện Phú Lương hiện có 2 trạm thu phí cách nhau khoảng 1km. Một trạm đặt trên cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn, trạm còn lại đặt trên QL3 cũ.

“Người dân sẵn sàng trả phí nếu sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên việc đặt trạm như vị trí hiện tại là tận thu khiến người dân phải trả phí hết sức vô lý.

Không chỉ lái xe mà người dân xung quanh khu vực trạm cũng mong muốn cơ quan chức năng dỡ bỏ trạm BOT này và di dời về đúng vị trí”, anh Hùng nhấn mạnh.

Tương tự, một lái xe tên Long (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) cũng cho rằng mức thu phí hiện nay là không hợp lý.

Theo anh Long, nhà đầu tư đặt trạm BOT trên quốc lộ 3 với lý do đã nâng cấp một đoạn đường là không thể chấp nhận.

Trạm thu phí khiến người dân hết sức bức xúc

“Quốc lộ 3 đã có từ rất lâu, hoạt động nhiều năm nay. Trường hợp xuống cấp thì nhà nước phải lấy tiền bảo trì đường bộ ra để sửa chữa chứ không thể giao cho chủ đầu tư cải tạo một phần rồi thu phí được”, anh Long nêu quan điểm.

Trưa 1/9, trao đổi với Đất Việt, đại diện Hiệp hội vận tải ô tô Thái Nguyên cũng xác nhận đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị về UBND tỉnh, Sở GTVT tỉnh và Bộ GTVT.

“Quan điểm của Hiệp hội là để đảm bảo cho các hội viên, doanh nghiệp tư nhân vận tải thì đường mới đầu tư ra thì thu vé, thu phí. Còn đường cũ thì không thể thu phí được. Vì đường này đã có từ rất lâu và người dân đã phải đóng phí bảo trì rồi. Đó là điều không hợp lệ”, vị đại diện nhấn mạnh.

Bất cập khi lập dự án

Chia sẻ với Đất Việt trước tình trạng hàng loạt trạm thu phí bị người dân đồng loạt phản đối, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn đường bộ, Đại học GTVT cho rằng đây là vấn đề cơ quan quản lý nhà nước phải nhìn nhận lại.

Theo ông Toản, việc người dân không đồng tình với mức phí hay vị trí đặt trạm là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên việc yêu cầu chủ đầu tư di dời trạm là điều khó có khả năng xảy ra. Bởi lẽ, trạm BOT đặt ở đâu, giá vé thế nào và thu trong thời gian bao nhiêu lâu đã được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng với nhà nước.

“Vấn đề ở đây là chúng ta không rõ ràng khi lập dự án. Nếu thời điểm ban đầu chúng ta lập dự án và yêu cầu chỉ đặt trạm thu phí trên đường nhánh, không đặt trên đường Quốc lộ thì nhà đầu tư ngay lập tức sẽ tính toán được lưu lượng xe một ngày thu được bao nhiêu và đầu tư số tiền hợp lý để có thể hòa vốn và có lãi.

Ví dụ đang từ đường 4 làn xe, họ sẽ điều chỉnh xuống đường 2 làn xe. Khi đó, vốn đầu tư chỉ bằng một nửa. Nếu cân đối được thì doanh nghiệp làm còn không thì rút.

Tuy nhiên có một vấn đề đang tồn tại, đó là nhà nước đem luôn đường mình đã làm cho doanh nghiệp thu phí. Và chúng ta coi đây là 1 phần trợ cấp của nhà nước cho nhà đầu tư. Điều này tạo nên sự bất hợp lý”, ông Toản nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, trước những bức xúc của người dân, yêu cầu bắt buộc đặt ra là Bộ GTVT và các cơ quan chứhttp://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/lum-xum-bot-bo-dau-khong-di-van-phai-tra-phi-3342266/c năng cần phải tiến hành rà soát lại các trạm thu phí BOT, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để lấy lại lòng tin cho người dân.

“Chúng ta phải công bố công khai, thậm chí phải xử lý hình sự với trường hợp chủ BOT thu được nhiều nhưng lại bảo ít.

Còn trong trường hợp công trình vừa mới đưa vào sử dụng đã hỏng thì đó là trách nhiệm của nhà đầu tư. Đường là tài sản của họ nên nhà đầu tư phải bỏ tiền ra để sửa chữa”, ông Toản khẳng định.

Dự kiến tăng thời gian thu phí lên 29 năm

Liên danh Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Nguyên kiến nghị về việc triển khai thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3 đoạn Km 75 - Km 100 theo hình thức hợp đồng BOT.

Liên danh nhà đầu tư cho rằng, việc không thu giá đối với các chủ phương tiện trên địa bàn huyện Đại Từ sẽ tạo hiệu ứng không tốt đối với các địa bàn khu vực lân cận trạm thu giá.

Sau khi giảm giá dịch vụ đi qua các trạm cho người dân huyện Đại Từ, Định Hoá và Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới dự kiến tăng thời gian thu phí lên 29 năm để hoàn vốn.

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/lum-xum-bot-bo-dau-khong-di-van-phai-tra-phi-3342266/)

Thủ tướng: \'Không để lợi ích nhóm trong dự án BOT\'

Thủ tướng yêu cầu khắc phục sớm tình trạng 70 loại phí giao thông, đồng thời chống tiêu cực và lợi ích nhóm trong thực ...

20 ngân hàng cho vay BOT: Nợ xấu thấp, nhưng...

Việc các dự án BOT, BT chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng tiềm ẩn rủi ro lớn, đặc biệt với số dự án ...

Sai phạm BOT Cai Lậy: Điển hình nhưng...phổ biến

BOT chỉ là "nạn nhân" của nền kinh tế phi thị trường.

Ngày đăng: 15:47 | 02/09/2017

/ Theo Hoàng Hà/Báo Đất việt