Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa tới hạn chót 24.4, khách hàng phải nộp ảnh chân dung theo yêu cầu, nếu không sẽ bị khoá thuê bao một chiều. Ghi nhận của PV Lao Động ngày 11.4, tại các điểm giao dịch nhà mạng chật cứng khách hàng tới hoàn thiện thủ tục khai báo.

lo thong tin khach hang nha mang se bi phat nang

Chia sẻ

Điểm giao dịch Viettel chật cứng khách hàng tới đăng ký thông tin. Ảnh: TC

Tại đây, nhiều người tỏ ra khó chịu, thậm chí lo lắng việc này có thể bị lộ thông tin cá nhân. Trái với lo lắng này, các nhà mạng cam kết sẽ bảo mật tối đa thông tin khách hàng. Trong khi đó, Thanh tra Bộ TTTT khẳng định, sẽ phạt nặng nếu phát hiện trường hợp nhà mạng làm lộ thông tin khách hàng.

Chật cứng các điểm giao dịch

Vào lúc 10h sáng 11.4, điểm giao dịch Vinaphone tại 97 Nguyễn Chí Thanh, khách hàng cũng tới chật kín. Nhân viên tại cửa hàng này cho hay, trong 3 ngày nay thì hôm nay đầu giờ sáng đã chật kín khách hàng tới đăng ký thông tin. Tại đây có tới 5 nhân viên phục vụ nhưng vẫn không xuể.

Nhân viên cửa hàng này cho hay, trung bình phục vụ mỗi người khoảng dưới 5 phút nhưng nhiều người rủ thêm cả bạn, người quen đi cùng nên số lượng khách hàng tăng lên đột biến trong một vài thời điểm trong ngày.

Vào hồi 14h cùng ngày, tại điểm giao dịch Viettel số 10 Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng tương tự, đông nghịt người. Tại đây, tất cả các ghế ngồi đều có chỗ, nhiều khách hàng và nhân viên giao dịch Viettel phải đứng làm thủ tục khai báo.

Anh Nguyễn Trọng Hiền (quận Cầu Giấy) cho biết, sau khi soạn tin nhắn thấy thuê bao chưa hoàn thiện, cần bổ sung nên tranh thủ đầu giờ làm việc tới khai báo.

Là người dùng tới 2 thuê bao trả trước Viettel, anh Hiền cho hay, đăng ký sở hữu ôtô, nhà đất cũng không yêu cầu phải nộp ảnh nhưng không hiểu sao chỉ đăng ký chính chủ số điện thoại lại yêu cầu nộp ảnh.

“Việc này cũng gây phiền hà không cần thiết nhưng không làm thì bị cắt thuê bao. Tôi chỉ lo lắng việc cung cấp thông tin này sẽ bị lộ lọt ra ngoài tới tay “cò” đất, “cò” bảo hiểm, khi đó suốt ngày phải nghe điện thoại thì cũng rất mệt” - anh Hiền nói.

Việc chụp ảnh chủ thuê bao nói trên là nội dung trong Nghị định 49/2017 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. Theo đó, các thuê bao hòa mạng trước ngày Nghị định 49 có hiệu lực (24.4.2017), chủ thuê bao phải cung cấp ảnh chụp cho doanh nghiệp viễn thông. Nếu quá hạn quy định mà chủ thuê bao không thực hiện, doanh nghiệp có quyền khóa một chiều sau 15 ngày gửi tin nhắn và khóa hai chiều sau 15 ngày tiếp theo.

Phạt nặng nhà mạng nếu lộ thông tin

Trước lo lắng về việc lộ lọt thông tin ra ngoài, trao đổi với Lao Động, đại diện các nhà mạng đều xác nhận, việc đảm bảo an toàn và bí mật thông tin thuê bao là trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông. Các nhà mạng cũng cam kết sẽ triển khai các biện pháp để đảm bảo bảo mật, an toàn thông tin do khách hàng cung cấp.

Nhận xét về Nghị định 49, luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng, quy định này gây rườm rà khi với tài sản có giá trị lớn như nhà đất, ôtô, chủ tài sản cũng chỉ xuất trình giấy tờ tùy thân chứ không phải cung cấp ảnh chụp cho cơ quan quản lý.

“Nếu khách hàng tự chụp, tự gửi thì doanh nghiệp không kiểm soát được tính chân thực. Và hình ảnh cá nhân của chủ thuê bao có thể lọt ra ngoài qua các lỗ hổng an ninh mạng” - luật sư Vinh nói.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động chiều 11.4, về việc lộ lọt thông tin khách hàng, lãnh đạo Thanh tra Bộ TTTT khẳng định, nhà mạng lộ thông tin khách hàng thì sẽ xử lý theo luật. Theo đó, theo Luật Viễn thông 2009, doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm: Tên, địa chỉ, số máy gọi đi, số máy gọi đến, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Lãnh đạo thanh tra cũng cung cấp thêm, theo Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30 triệu - 50 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông. Phạt tiền từ 50 triệu - 70 triệu đồng đối với hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

10 tháng chặn được 260 triệu tin nhắn rác

Theo Bộ TTTT, việc triển khai Nghị định 49 là biện pháp hữu hiệu để chặn sim rác, tin nhắn rác. Bộ TTTT cho biết, từ tháng 5.2017 đến tháng 2.2018, số tin nhắn rác được chặn trên toàn mạng là khoảng 260 triệu; số lượng tin nhắn rác đã giảm đi đáng kể. Sau khi đưa hệ thống ngăn chặn thông minh và chia sẻ dữ liệu dùng chung, Viettel đã chặn hơn 41,6 triệu tin nhắn rác từ các nhà mạng trong năm 2017 và hơn 18,1 triệu tin nhắn rác trong 3 tháng đầu năm 2018; Vinaphone chặn hơn 138,1 triệu năm 2017 và chặn hơn 4,4 triệu trong 3 tháng đầu năm 2018.

T.C

lo thong tin khach hang nha mang se bi phat nang Khách hàng có thể khởi kiện nếu nhà mạng làm lộ ảnh chân dung, thông tin cá nhân

Theo Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư thành phố Hà Nội), nếu trong trường hợp nhà mạng ...

lo thong tin khach hang nha mang se bi phat nang Xem xét sử dụng ảnh CMND thay ảnh chân dung của chủ thuê bao

Lãnh đạo Bộ TT&TT cho rằng khi chủ thê bao đã có chứng minh nhân dân chính chủ, có thể lấy ảnh trên chứng minh ...

lo thong tin khach hang nha mang se bi phat nang Các nhà mạng sẽ làm gì để khách hàng không bị mất số di động sau 60 ngày?

Lãnh đạo một số nhà mạng cho biết, sẽ cử cán bộ đến tận nơi xác nhận và hoàn thiện hồ sơ cũng như mẫu ...

Ngày đăng: 09:38 | 12/04/2018

/ https://laodong.vn