Tổ hợp chế tạo hàng không Irkut vừa chính thức giới thiệu chiếc tiêm kích đa năng Su-30SME đầu tiên sản xuất theo hợp đồng với một khách hàng Đông Nam Á.
Nga lần đầu tiên công bố phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30SM với mã định danh Su-30SME (NATO gọi là Flanker-C).
Nguyên gốc Su-30SM được phát triển từ dòng Su-30MKI do Sukhoi sản xuất cho Không quân Ấn Độ. Không giống như Su-30MKI, hệ thống điện tử được sử dụng trên phiên bản Su-30SM và Su-30SME không có các linh kiện do Pháp sản xuất.
Máy bay được trang bị 2 động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều AL-31FP, có tổng lực đẩy lên tới 25.000 kg, cho vận tốc Mach 2 (2.100 km/h), tầm hoạt động của lên tới 3.000 km và mang được 8 tấn vũ khí.
Ngoài khả năng cơ động và không chiến linh hoạt, Su-30SM còn thực hiện tốt các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cảnh báo sớm và chống tác chiến điện tử, thậm chí có thể là một máy bay chỉ huy trong biên đội.
Su-30SM được trang bị radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS tầm trinh sát tối đa 400 km, theo dõi được 15 mục tiêu và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu cùng lúc. Su-30SM bắt đầu được trang bị cho Không quân Nga kể từ năm 2012.
Tới tháng 1/2018, truyền thông khu vực cho biết Myanmar sẽ mua của Nga 6 máy bay tiêm kích Su-30. Thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu.
Ban đầu có ý kiến cho rằng phiên bản Su-30 mà Không quân Myanmar muốn mua là Su-30K thuộc lô hàng mà Ấn Độ trả lại Nga và đang nằm tại Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 trên đất Belarus. Sở dĩ có nhận định trên là bởi số lượng Su-30K tồn kho còn đúng 6 chiếc sau khi đã bán thành công 12 máy bay cho Angola.
Nhưng rồi sau đó Không quân Myanmar đã khẳng định họ muốn mua biến thể Su-30SME mới nhất để chỉ huy biên đội MiG-29SE cũng như JF-17 Thunder do Trung Quốc sản xuất.
Vào hôm qua 23/4, báo chí Nga đã đăng tải hình ảnh phái đoàn quân sự cấp cao của Không quân Myanmar đã có mặt tại Tổ hợp chế tạo hàng không Irkut để tham gia quá trình nghiệm thu chiếc tiêm kích đa năng Su-30SME đầu tiên của họ.
Dự kiến máy bay sau khi nghiệm thu cấp nhà máy sẽ tiến hành bay thử nghiệm rồi sau đó mới được sơn màu và phù hiệu của Không quân Myanmar trước khi chính thức bàn giao cho nước bạn.
Với diễn biến trên, Myanmar đã bất ngờ vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nhận được chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga, sở dĩ có tình trạng trên là do họ không vướng phải các điều khoản của Đạo luật CAATSA của Mỹ.
Tùng Dương
Nga không thể chế tạo Su-30SM mạnh nhất vì bị cấm vận
Tiêm kích Su-30SM của Nga được xem là bản nội địa hóa dựa trên Su-30MKI dành cho Ấn Độ, trên máy bay có khá nhiều ... |
Trung Quốc sớm loại biên Su-30MKK khỏi đơn vị chủ lực
Mặc dù thời gian trang bị chưa lâu nhưng mới đây Không quân Trung Quốc đã có động thái đầu tiên trong quá trình thay ... |
Ngày đăng: 10:25 | 24/04/2019
/ http://baodatviet.vn