Tôi là một công dân Việt Nam, từng được đào tạo dưới mái trường đại học chính quy. Thẳng thắn mà nói, khi biết thông tin số giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) được phong năm 2017 lên tới 1.226 người, tăng 74,6% so với năm 2016, theo thói thường phải vui mừng, chứ sao lại cảm thấy có gì đó không ổn?

lam phat gs pgs gia ma tang tuong xung voi chat luong giao duc

Chia sẻ

(Đồ họa: Zing)

Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, sự lạm phát số lượng GS, PGS được phong ấy, hay nói đúng bản chất vấn đề hơn, đó là sự bùng phát, có điều gì đó không ổn. Chính vì thế, dư luận mới đặt ra nhiều vấn đề về chất lượng xét phong học hàm trên.

Tôi sẽ rất vui mừng và không chút băn khoăn nếu chất lượng giáo dục, trình độ giáo dục của chúng ta thực sự tiến bộ mạnh mẽ, có những bước cải thiện xa, khiến cho sinh viên không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á mà cả thế giới tìm đến để du học.

Nhưng xin thưa, điều đó chưa xảy ra. Sự đo lường, chí ít từ bảng xếp hạng 350 trường đại học hàng đầu Châu Á của Times Higher Education (THE) mới nhất, không có trường đại học nào của Việt Nam có tên. Cần biết rằng, có nhiều bảng xếp hạng khác nhau về giáo dục đại học trên thế giới và trong khu vực, nhưng mỗi bảng xếp hạng dù khác nhau ít nhiều về phương pháp luận thì các tiêu chí là cụ thể, có tính định lượng khá rõ ràng và khá toàn diện.

Và tất nhiên, để vào được các bảng xếp hạng và thăng hạng thì đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều GS, PGS giỏi, đúng thực chất và có thực lực thì chất lượng đào tạo, nghiên cứu của trường sẽ được nâng cao và sinh viên cũng nhanh tiến bộ hơn.

Không nên có thành kiến rằng năm trước chỉ có 702 người được phong GS, PGS thì năm sau không được tăng quá cao, hoặc đưa ra mức khống chế phần trăm (%) nhất định. Song, dù là thế, thì con số tăng 524 GS và PGS tương ứng với tỉ lệ tăng 74,6% thực sự khiến chúng ta không thể yên tâm.

Điều này không khó để quan sát. Có thể điểm lại, năm qua, hay vài năm qua, có bao nhiêu thạc sĩ, tiến sĩ đạt được các thành tích nổi bật về giảng dạy và nghiên cứu ở trong nước, cũng như các giải thưởng, đặc biệt là trong khu vực và thế giới?

Cho dù chúng ta có “xuê xoa” hay không trong việc xét học hàm GS, PGS năm 2017 thì hiện trạng đào tạo cũng đã nói lên tất cả. Khi những con số gia tăng khiến dư luận cứ ngờ ngợ, khó mà tin hết 100% thì công văn của Thủ tướng chỉ đạo rà soát lại việc xét phong GS, PGS năm 2017 là rất kịp thời, hợp lòng dân. Bởi suy cho cùng, không ai khác mà chính người dân, đang muốn được thấy nền giáo dục nước nhà nói chung và đào tạo đại học nói riêng có những tiến bộ thực chất và rõ rệt về chất lượng.

lam phat gs pgs gia ma tang tuong xung voi chat luong giao duc Bổ nhiệm GS, PGS: Liệu ai bị "đánh trượt" khi mà tiêu chuẩn GS còn thấp hơn tiến sĩ?

Nếu việc rà soát lại hồ sơ của các ứng viên GS, PGS vừa được công nhận đạt chuẩn năm nay theo quy chế hiện ...

lam phat gs pgs gia ma tang tuong xung voi chat luong giao duc Sát hạch ngoại ngữ: 20% tân PGS, GS không dám tham gia, 30% như "gà mắc tóc"

Sau khi báo chí và dư luận xã hội lên tiếng vì số lượng GS, PGS năm 2017 tăng đột biến, Thủ tướng Nguyễn Xuân ...

lam phat gs pgs gia ma tang tuong xung voi chat luong giao duc Soi lại chất lượng giáo sư, phó giáo sư: Sao lại vừa đá bóng, vừa thổi còi?

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội ...

Ngày đăng: 11:00 | 11/02/2018

/ https://laodong.vn