Các bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở trẻ và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiếp theo trong tương lai.
Béo phì ở trẻ em đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với người trưởng thành.
Béo phì ở trẻ em có nguy cơ phát triển các rủi ro sức khỏe khác nhau theo thời gian như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…
|
|
Béo phì gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ em (Ảnh minh họa: timesnownews). |
Béo phì ở trẻ em là gì?
Một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ em, béo phì ở trẻ em không giống như thừa cân. Nếu chỉ số BMI của trẻ (chỉ số khối cơ thể) cao hơn 95% so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính của chúng, thì đứa trẻ đó được coi là béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì.
Béo phì ở trẻ em sẽ mở đường cho tình trạng sức khỏe kém đi, từ đó trẻ có thể gặp những rắc rối về sức khỏe suốt đời.
Thêm vào đó, béo phì trong thời thơ ấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ mà còn cả sức khỏe tinh thần của chúng, khiến chúng dễ bị trầm cảm và thiếu tự tin.
Lịch sử gia đình, các yếu tố tâm lý và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong bệnh béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, chế độ ăn uống kém và thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.
Bỏ bê và thiếu hướng dẫn của cha mẹ về chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất của trẻ khiến trẻ tăng cân quá mức. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống và các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ngoài những điều đã nói ở trên, các bà mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở trẻ em và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiếp theo trong tương lai.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh béo phì |
Các bà mẹ có thể cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, các bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
Nghiên cứu đã khẳng định rằng một số thói quen được các bà mẹ áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ.
Nghiên cứu khẳng định rằng các bà mẹ có thể giảm nguy cơ bé phì ở trẻ bằng cách tuân theo 5 thói quen lành mạnh như: tập thể dục thường xuyên, ăn kiêng lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể, uống rượu ở mức độ vừa phải và không hút thuốc.
Khi cả trẻ và mẹ đều có những thói quen tốt này, nguy cơ béo phì thấp hơn 82% so với những trẻ khác.
Lối sống lành mạnh trước, trong khi mang thai và sau khi sinh
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống lành mạnh tổng thể trước khi mang thai, đó là, nếu phụ nữ dự định có thai, cô ấy nên áp dụng thói quen lành mạnh ít nhất hai năm trước vì đây là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa béo phì trong lần tiếp theo.
Nghiên cứu cũng cho thấy, lối sống của người mẹ trong thời thơ ấu cũng rất quan trọng và cho thấy tiềm năng trong việc tác động đến nguy cơ béo phì của trẻ.
An Nhiên (Theo boldsky) 30/11/2019
Nhà giàu vỗ béo cho con, thiếu nhi đã mắc bệnh chưa có thuốc chữa
Béo phì gia tăng khiến không ít trẻ em mới 9-10 tuổi đã mắc căn bệnh mãn tính tiểu đường chưa có thuốc chữa. |
Học sinh thừa cân, béo phì có nên uống "sữa học đường"?
Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường của 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều ... |
Giải cứu lợn béo phì không thể bước xuống cầu thang
Lính cứu hỏa đưa con lợn dài 1,5 m và nặng hơn 190 kg rời khỏi căn hộ nằm phía trên một cửa hàng ở ... |
Ngày đăng: 10:42 | 30/11/2019
/ giaoduc.net.vn