Sáng 29.3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà xuất hiện, tay bút tay sổ, trong một “hội nghị lắng nghe” những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong xây dựng.
“Hội nghị lắng nghe”, âu cũng là hy hữu. Còn cả ở chỗ ông muốn nghe cả những lời “thẳng thắn, thậm chí là gay gắt”.
Quả nhiên sau đó, những gay gắt còn hơn cả dự liệu. Nào là chuyện để xin được một văn bản phê duyệt phải có phong bì, phải “đi uống bia”. Nào là thủ tục hành chính trong xây dựng như “mê hồn trận”. Rồi thì mất 2-3 năm để chuẩn bị một dự án khi tiếng là một cửa nhưng phải qua 6 cửa mới trót lọt. Rồi cài cái nọ để phải xin cái kia.
Ngay chính Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) cũng nhìn nhận doanh nghiệp xây dựng là khu vực phải trả “chi phí không chính thức” cao nhất trong nền kinh tế, hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ.
Đúng là không đâu khổ như trong xây dựng. Liên quan đến đất phải qua Bộ TNMT; xây dựng do Bộ Xây dựng quản lý. Phòng cháy chữa cháy lại chuyên ngành riêng. Đấu thầu, đầu tư công không thể không qua cửa Bộ KHĐT. Rồi đến chiều cao tĩnh không không thể thiếu cái gật đầu của Bộ Quốc phòng. Đó là còn chưa kể những rắc rối ở địa phương với cũng đầy đủ từng đó ban ngành.
Đúng là không đâu rắc rối như trong xây dựng, bởi ngoài “cả chục bộ ngành” cùng có thẩm quyền, hoạt động đầu tư xây dựng còn bị chi phối, ràng buộc bởi “cả chục luật”, cái nọ chồng sang cái kia.
Quá phức tạp, cho dù Bộ Xây dựng từng đi đầu trong việc chuyển cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cho dù Bộ Xây dựng đang dẫn đầu trong cải cách hành chính và thể chế với 41,3% số giấy phép con được đề nghị bãi bỏ, 43,7% điều kiện kinh doanh được sửa theo hướng đơn giản hóa.
Nhưng phải trở lại với 4 chữ “hội nghị lắng nghe” ở đầu bài. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chủ động nói rằng hội nghị lắng nghe này là do chính Bộ Xây dựng chủ động đề xuất với một mục tiêu duy nhất là được nghe những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn. Còn ngay trong chính hội nghị ấy, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng cam kết xử lý các kiến nghị theo hướng vừa thông thoáng trong thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, vừa tránh những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tài sản, tính mạng của người dân.
Có lẽ, đó cũng là cái lạ, cái quý nhất nhìn từ những tồn tại. Bởi khi một bộ trưởng, một vị tư lệnh sẵn sàng lắng nghe, có nghĩa là tâm thế đã sẵn lòng thay đổi, đã chuẩn bị cho việc đổi mới, cho cải cách, đúng với tinh thần của một Chính phủ kiến tạo.
Hôm nay có kết quả rà soát chức danh GS, PGS: Không minh bạch sẽ gây bức xúc
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định sẽ gấp rút tiến hành rà soát các chức danh giáo sư (GS), phó ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?
Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ... |
Thủ tướng lưu ý Bộ GD&ĐT 6 vấn đề
Tổ công tác đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về 6 vấn đề đang được dư luận rất quan tâm để Bộ trưởng ... |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không đáp ứng tiêu chí GS, PGS sẽ bị loại, bất kể đó là ai
Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, cuối tháng 3.2018 sẽ có kết quả rà soát chức danh giáo sư, phó giáo sư. Những ứng viên ... |
‘Nhiều người là giáo sư, phó giáo sư mà ăn không nên đọi, nói không nên lời’
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét, hiện có nhiều người mang chức danh là ... |
Bộ trưởng Mỹ: ‘Chúng tôi không sợ chiến tranh thương mại’
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định “chiến tranh thương mại không phải mục tiêu của Mỹ, nhưng chúng tôi không sợ điều ... |
Bộ trưởng Tư pháp: ‘Thầy cô cần phải được hưởng mức lương cao nhất’
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long hoàn toàn nhất trí với đề xuất tăng lương cho giáo viên và cho rằng giáo viên ... |
Đề xuất tăng lương giáo viên bị từ chối: “Đáng tiếc” nhưng không bất ngờ
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt ... |
Ngày đăng: 09:54 | 31/03/2018
/ https://laodong.vn