Có đến 97,37% học sinh cho biết mình chịu áp lực với nhiều mức độ khác nhau và không chịu chia sẻ áp lực với người khác đã dấy lên lo ngại nguy cơ bùng nổ hành động thiếu kiểm soát.
Khánh Linh, Nhật Linh và giáo viên hướng dẫn - B.THANH
Đó là kết quả khảo sát gần 1.900 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần” của em Trần Thị Khánh Linh và Trần Nhật Linh (học sinh Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của giáo viên Trần Thị Quỳnh Anh.
Học sinh lớp 12 chịu nhiều áp lực
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, số lượng học sinh phải đối diện với áp lực của cả 3 khối lớp THPT là rất cao với 1.813 học sinh chiếm tỷ lệ 97,37%. Cụ thể ở mỗi khối lớp có mức độ chịu áp lực khác nhau, ở khối 10 có 437 học sinh (70,03%) cho biết đang chịu áp lực rất nhiều. Mức độ này ở khối 11 là 396 học sinh chiếm tỷ lệ 64,91%, nhưng đến khối 12 thì có đến 551 học sinh, chiếm tỷ lệ 87,74%.
Và trong tổng số học sinh nói trên, có 1.365 học sinh, chiếm tỷ lệ 73,31%, cho hay không chia sẻ áp lực của mình với bất kỳ ai.
Với những thống kê trên, 2 học sinh thực hiện đề tài đưa ra nhận xét, đây là số liệu đáng báo động vì ở độ tuổi này các bạn vẫn chưa đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết để có thể đối diện với những áp lực. Thống kê cũng cho thấy học sinh khối 12 phải chịu rất nhiều áp lực về thi cử...
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu còn đưa ra số lượng học sinh chia sẻ áp lực của mình với người khác là rất thấp, 497 học sinh chiếm tỷ lệ 26,96%. Điều này dễ dẫn đến một lúc nào đó học sinh sẽ suy nghĩ, hành động thiếu kiểm soát.
Gia đình gây áp lực nhiều nhất
Cùng những áp lực do học sinh chỉ ra như từ chương trình học, gia đình, giáo viên…, thì nhiều người tham gia khảo sát đều cho rằng gia đình là yếu tố gây áp lực nhiều nhất. Áp lực đó thường đến từ việc phụ huynh thường xuyên đặt yêu cầu kết quả học tập cho học sinh (38,45%), học sinh áp lực khi bị so sánh (37,65%), áp lực khi chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng (17%)...
Tuy chịu nhiều áp lực từ phía gia đình nhưng học sinh chỉ thỉnh thoảng chia sẻ với gia đình về vấn đề của mình (45,6%). Phần lớn học sinh thường áp lực khi phụ huynh tự định hướng trước tương lai cho mình (55,65%). Từ đó, Khánh Linh và Nhật Linh cho rằng, giữa phụ huynh và học sinh, áp lực đến nhiều từ sự kỳ vọng của phụ huynh, họ vô tình đặt áp lực lên con cái nên giữa họ và con cái tồn tại những khoảng cách nhất định, khiến học sinh không thể chia sẻ những áp lực của mình với gia đình.
Giải pháp cho học sinh
Trước những vấn đề mà bạn bè mình đang gặp phải, Khánh Linh và Nhật Linh đã đưa ra các giải pháp tương ứng với những áp lực cụ thể. Chẳng hạn, đốivới những áp lực về gia đình, học sinh sẽ thực hiện viết thư gửi cho phụ huynh chia sẻ những áp lực của mình. Từ đó học sinh và phụ huynh có thể gần gũi với nhau hơn, giúp làm giảm đi những áp lực.Bên cạnh đó, học sinh nên tham gia những hoạt động ngoài trời, câu lạc bộ kỹ năng... để đối phó với áp lực.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đưa ra một bộ thẻ chuyển hóa cảm xúc có tên gọi “Khiêu vũ với áp lực” và ứng dụng kiểm soát mức độ áp lực mỗi ngày có tên EMemo. Ứng dụng này có sự liên kết trực tiếp với phòng tâm lý học đường, phòng y tế học đường cũng như phụ huynh học sinh nhằm kịp thời đưa ra những hướng điều trị và giúp đỡ cần thiết...
Nữ giáo viên dạy giỏi xin nghỉ việc vì không chịu được áp lực do bị đòi nợ nhiều
Vì không chịu được sức ép từ các chủ nợ do vay nợ quá nhiều mà chưa thể trả, một nữ giáo viên ở Hải ... |
Bộ trưởng Giáo dục: "Sẽ giảm áp lực sổ sách, thi đua với giáo viên"
Trước áp lực lớn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục khẳng định sẽ giảm các cuộc thi nhà ... |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Áp lực người đứng đầu siêu bộ
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ áp lực của người đứng đầu của một siêu Bộ cùng nhiều áp lực trên vai. |
Ngày đăng: 23:10 | 18/01/2019
/ https://thanhnien.vn