Dù được Mỹ cấp kinh phí nhưng Iraq lại ưa chuộng vũ khí Nga và liên tiếp thực hiện những bản hợp đồng vũ khí hạng nặng.
Theo Defence-blog, Quân đội Iraq đã được tiếp nhận đợt đầu tiên của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 mua từ chính phủ Nga. Nguồn tin của Iraq cho biết các cuộc đàm phán cho vụ mua bán này bắt đầu vào năm 2014, nhưng việc thực hiện đã bị trì hoãn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Được biết, ngoài hợp đồng xe chiến đấu BMP-3, hồi năm ngoái, Iraq còn đầu tư hơn 1 tỷ USD để mua sắm hàng trăm phiên bản xuất khẩu của xe tăng T-90 Nga, trong đó, khoảng 73 chiếc tăng T-90S và biến thể chỉ huy T-90SK.
Iraq nhận xe chiến đấu BMP-3 từ Nga.
Đây là điều khiến giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc không hài lòng vì cùng với việc ưa chuộng vũ khí phòng không, máy bay trực thăng Nga, Iraq đã chọn T-90 mà không tiếp tục mua xe tăng Abram, mặc dù được hỗ trợ kinh phí bằng các khoản viện trợ quân sự của Mỹ.
Sự không hài lòng của Mỹ với Iraq không chỉ bây giờ mới xuất hiện mà nó đến ngay từ khi nước này giải phóng hoàn toàn Mosul khỏi lực lượng khủng bố IS.
Ngay sau thời điểm giải phóng, Phó Trưởng ban Đối ngoại của Quốc hội Iraq, ông Abbas al-Bayati nói với giới truyền thông Nga rằng, Iraq đặc biệt hoan nghênh chính phủ Nga các công ty của nước này tham gia vào công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy của đất nước.
Ông nhấn mạnh rằng, thị trường Iraq mở rộng cửa cho hàng hóa của các công ty Nga, người Iraq tin cậy vào chất lượng sản phẩm của Nga.
"Chúng tôi hy vọng rằng các công ty dầu mỏ và vũ khí của Nga sẽ chiếm vị trí đặc biệt trên thị trường Iraq", ông Bayati nói.
Như vậy là không rõ vô tình hay cố ý mà giới lãnh đạo các nước Iraq và Syria đều bày tỏ mong muốn mời các doanh nghiệp Nga vào đầu tư các hạng mục quan trọng của các nước này, đặc biệt là lĩnh vực dầu mỏ-khí đốt; cùng với việc cung ứng các loại vũ khí-trang bị.
Không nói về Syria bởi thực sự quốc gia này là đồng minh của Nga nên việc ông Assad mời ông Putin sang đầu tư tái thiết đất nước và phát triển kinh tế là điều đương nhiên nhưng với Iraq - quốc gia luôn được coi là đồng minh của Mỹ - thì điều này là rất đáng ngạc nhiên.
Những động thái trân trọng Nga một cách lộ liễu của chính quyền Baghdad còn được bổ trợ bằng những phát ngôn của giới chức lãnh đạo Iraq, phủ nhận vai trò quyết định của Mỹ trong chiến thắng trước tổ chức khủng bố IS ở đất nước này.
Phó Tổng thống Iraq Nouri al-Maliki cho rằng, ông không xem chiến thắng trước IS ở Mosul là thành tựu của Mỹ, mà ông coi chính Nga mới là người cứu Trung Đông khỏi cảnh hủy diệt
"Người Mỹ nói rằng chiến thắng ở Mosul là thành tựu của họ, rằng chính họ đã tiến hành cuộc chiến. Nhưng tôi lấy làm tiếc và cần phản bác về điều này. Trên thực tế, đó là chiến thắng của quân đội Iraq” - ông al-Maliki nói và nhấn mạnh rằng, chiến thắng là của người dân Iraq đã dũng cảm đứng lên chống lại chủ nghĩa khủng bố trên đất nước.
"Đúng, người Mỹ từng ủng hộ chúng tôi bằng lực lượng không quân, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định, hầu hết công lao chiến thắng là của Không lực Iraq, của những người lính Iraq và của lực lượng tự vệ nhân dân.
Và nếu như không có cách tiếp cận của Nga tới vấn đề Syria, khác biệt với lối tiếp cận của Mỹ (làm chế độ Syria sụp đổ và chủ nghĩa khủng bố mạnh lên), thì bản đồ khu vực hẳn là sẽ biến đổi và cuối cùng dẫn đến sự hủy diệt của chính quyền Baghdad" - ông Al-Maliki nhận định.
Do đó, vừa qua chính quyền Baghdad "làm ngơ" cho lực lượng vũ trang thân Iran PMU hoạt động mạnh ở khu vực biên giới Iraq, giáp với lãnh thổ Syria-Jordan, hợp sức với lực lượng vũ trang Syria vây quân Mỹ và đồng minh ở al-Tanf - miền Nam Syria.
Những động thái ủng hộ Nga của giới lãnh đạo Iraq đã khiến giới phân tích Mỹ nhận định rằng: Chính quyền Baghdad đang thực sự bắt đầu rời xa Washington và ngả theo hướng Moscow, điều này sẽ khiến Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược của mình trong khu vực này.
Quân đội Mỹ sẽ duy trì hiện diện tại Iraq
Phát ngôn viên liên quân cho biết lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Iraq để giúp nước này ổn định các khu vực ... |
Israel có kế hoạch "đuổi cùng diệt tận" Iran sang cả lãnh thổ Iraq?
Một báo cáo từ trang web tiếng Ả Rập Al-Jarida cho biết Israel dường như đã sẵn sàng mở rộng quy mô cuộc xung đột ... |
Cuộc chiến tranh khốc liệt Iran-Iraq tốn bao nhiêu tỷ USD?
Iran và Iraq trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc trong thập niên 1980, với thiệt hại nặng nề cho hai bên chiến tuyến. Sau ... |
Người Iraq chật vật xem World Cup vì không mua bản quyền
Số tiền 100 USD cho phí truyền hình vệ tinh khá lớn với nhiều người dân Iraq nên họ chỉ còn cách tìm niềm vui ... |
Đan Nguyên
Ngày đăng: 23:37 | 30/08/2018
/ http://baodatviet.vn