Tổng thống Nga chỉ thị cho các cơ quan trinh sát và tình báo bám sát tình hình phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có những tuyên bố đầu tiên sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Theo ông, Mỹ đã bỏ qua những nỗ lực lâu nay của cộng động thế giới nhằm mục đích giảm khả năng xảy ra xung đột quân sự, bao gồm cả hạt nhân.
Người đứng đầu Điện Kremlin chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo đối ngoại của Nga “giám sát” các động thái của Mỹ trong việc phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Nếu Nga nhận được thông tin đáng tin cậy rằng Washington đã hoàn thành khâu phát triển và bắt đầu sản xuất các hệ thống trên, Nga sẽ buộc phải đáp trả theo cách tương tự - tuyên bố cho biết.
Tổng thống Putin chỉ thị cho các cơ quan trinh sát và tình báo bám sát tình hình tên lửa của Mỹ. (Ảnh:politexpert.net) |
Tổng thống Putin thừa nhận rằng việc trang bị các hệ thống như vậy cho quân đội Nga sẽ mất rất nhiều thời gian. Từ giờ cho đến lúc đó, Nga vẫn sẽ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ nước Mỹ bằng các phương tiện hiện có như: các tên lửa trên không “X-101” và “Kinzhal”, tên lửa trên biển “Calibre”, cũng như các tổ hợp đầy triển vọng, bao gồm các hệ thống siêu thanh loại “Zircon”. Matxcơva không thể hài lòng với “các tuyên bố không có gì là đảm bảo cho hòa bình” từ phía Mỹ và các đồng mình - ông Putin nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm rằng tất cả các biện pháp từ phía Nga sẽ chỉ mang tính đáp trả tương xứng. Quân đội Nga sẽ chỉ triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại các khu vực nơi có các hệ thống tương tự do Mỹ sản xuất hiện hữu. Ông Putin cũng kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán về an ninh và sự ổn định chiến lược. Phía Nga luôn sẵn sàng làm việc này - Tổng thống Putin khẳng định.
Nga sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ nước Mỹ bằng các phương tiện hiện có. (Ảnh: TASS) |
Vào tháng 2, Mỹ tuyên bố bắt đầu quá trình rút khỏi Hiệp ước INF, đồng thời cáo buộc Nga liên tục vi phạm các điều khoản. Washington coi việc phát triển tên lửa 9M729 tại Nga là một trong những vi phạm đó, yêu cầu Matxcơva phá hủy hoặc điều chỉnh lại tính năng. Về phần mình, Nga không đáp ứng yêu cầu của Mỹ và đến tháng 7 cũng tuyên bố ngừng thực thi các điều khoản của Hiệp ước INF trong một thời gian không xác định.
Vào ngày 2/8, thời hạn 6 tháng được quy định trong thủ tục rút khỏi Hiệp ước INF đã hết, Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận này. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng xác nhận văn kiện này chấm dứt.
Hiệp ước INF quy định cấm phát triển, sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung (từ 1000 đến 5500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1000 km), cũng như các bệ phóng.
(Nguồn: Vedomosti)
Mỹ sắp thử tên lửa hành trình sau khi rút khỏi INF
Quan chức quân sự Mỹ ngày 1/8 cho biết Lầu Năm Góc sẽ phóng thử tên lửa hành trình phi hạt nhân mới vài tuần ... |
Nga - Mỹ chấm dứt hiệp ước kiểm soát hạt nhân INF
Washington và Moskva hôm nay cùng tuyên bố hiệp ước INF đã kết thúc và đổ lỗi cho nhau về sự sụp đổ của thỏa ... |
Gorbachev cảnh báo tình trạng hỗn loạn khi Mỹ rút khỏi hiệp ước INF
Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev hôm nay cho rằng an ninh quốc tế sẽ suy yếu nếu Mỹ rời khỏi hiệp ước Lực ... |
Ngày đăng: 10:31 | 06/08/2019
/ vtc.vn