Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, chỉ những học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua BHYT theo trường, còn những đối tượng còn lại không bắt buộc phải mua BHYT theo trường
Khi nào học sinh phải bắt buộc mua BHYT theo trường?
Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 12 của Luật này.
Như vậy, nếu học sinh đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì sẽ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự sau:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
4. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Mặt khác, theo Khoản 4 Điều 12 Luật này, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT đối với học sinh cũng tăng theo (ảnh minh họa)
Do đó, nếu học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua BHYT theo trường.
Còn nếu học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua BHYT theo trường.
Về chế tài xử lý đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế, theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, đối tượng vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng, đồng thời buộc phải nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Học sinh phải đóng BHYT theo mức nào?
Học sinh là đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Mức hỗ trợ được xác định theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
Ngoài ra, Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.
Theo quy định trên, mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh là 4,5% mức lương cơ sở/tháng và học sinh chỉ cần đóng 70% chi phí còn 30% còn lại do ngân sách nhà nước chi trả. Từ 1/7/2019 lương cơ sở là 1.490.000 đồng nên mức đóng sẽ tăng lên.
Về quyền lợi của học sinh khi gia bảo hiểm y tế, học sinh được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi tham gia BHYT học sinh được hưởng các quyền lợi:
Khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Đoàn liên ngành kiểm tra việc "gom bệnh nhân" trục lợi bảo hiểm y tế Đoàn liên ngành gồm hai cơ quan Sở Y tế Gia Lai và Bảo hiểm xã hội, nhằm kiểm tra và xử lý sai phạm ... |
Hai bệnh viện gom bệnh nhân khám từ thiện để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế? Các bệnh viện mắt tư nhân tại Gia Lai đã gom bệnh nhân dưới hình thức khám "từ thiện, nhân đạo". Nhiều trường hợp được ... |
Thay thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng điện tử từ tháng 1/2020 Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được gắn chip để lưu giữ thông tin, nhận diện người bệnh bằng khuôn mặt. |
Ngày đăng: 02:36 | 24/09/2019
/ anninhthudo.vn