Theo hãng Kyodo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ 2 hệ thống phòng thủ Aegis Ashore cho Nhật Bản với tổng giá trị lên tới 2,15 tỷ USD.
Khép chặt vòng vây
Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc cho biết hợp đồng bán 2 hệ thống Aegis Ashore và các thiết bị liên quan cho Tokyo đã được thông qua với mục tiêu tăng cường năng lực phòng thủ cho Nhật Bản để đối phó với nguy cơ từ các loại tên lửa đạn đạo ngày càng hiện đại.
"Việc phát huy năng lực phòng vệ mạnh mẽ hơn cho Nhật Bản là điều rất quan trọng đối với lợi ích của Mỹ, và hệ thống này không phải là để thay đổi cơ bản cán cân quân sự tại khu vực", tuyên bố hôm 29/1 nêu rõ.
Hệ thống Aegis Ashore khai hỏa.
Nói về nguyên nhân mua Aegis Ashore, Nhật Bản khẳng định các hệ thống này nhằm bảo vệ quốc gia trước mối đe dọa từ lực lượng tên lửa của Triều Tiên, song Nga đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Nga còn coi đây là hành động "không tương xứng" và có thể phá hoại sự ổn định chiến lược ở khu vực phía bắc Thái Bình Dương.
Trong khi đó, truyền thông phương Tây cho rằng, sở dĩ Bộ Quốc phòng Nhật Bản chọn hệ thống phòng thủ Mỹ là bởi sự đa năng của hệ thống đánh chặn này vì chúng có thể phóng cả tên lửa phòng thủ lẫn tấn công. Và đây chính là điểm khiến Nga bất an.
Cùng với kế hoạch bán cho Nhật, trong khuôn khổ yêu cầu ngân sách, chính quyền Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu cung cấp ngân sách tài trợ triển khai 37 hệ thống phòng thủ tên lửa (BMD) trên bộ (Aegis Ashore) và trên mặt biển (trên các chiến hạm được trang bị hệ thống Aegis) ở các nước châu Âu là Romania và Ba Lan.
Ông Gary Pannett, lãnh đạo của Cơ quan Quốc phòng về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết, trong khuôn khổ dự án ngân sách quốc phòng cho năm 2019, Lầu Năm Góc đã yêu cầu khoản chi 1,8 tỷ USD dành cho các hệ thống Aegis trên bộ và trên biển, được xây dựng xung quanh hệ thống phóng đa năng Mk-41.
Ông Panett nói trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc rằng, Cơ quan Quốc phòng về hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ cung cấp 37 hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis SM-3 cho Romania và Ba Lan, cũng như cho một số tàu khu trục và tuần dương hạm được triển khai ở châu Âu.
Được biết, Aegis BMD (Aegis Ballistic Missile Defense System) thực chất là một biến thể phòng không trên mặt đất được phát triển từ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà hải quân Mỹ trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga.
Nòng cốt của hệ thống phòng thủ tên lửa này là hệ thống chỉ huy-kiểm soát và điều khiển Aegis và các tên lửa đánh chặn dòng SM-3 và SM-2 Block2A, được phóng từ các hệ thống phóng đa năng Mk-41, sử dụng chung cho cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Trong khi mỗi tổ hợp tên lửa đánh chặn THAAD có giá thành khoảng 1,1 tỷ USD thì các hệ thống Aegis Ashore có giá khoảng 700 triệu mỗi tổ hợp, có phạm vi bao phủ rất rộng (ví dụ như chỉ cần 2 hệ thống là có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản).
Hiện nay, các hệ thống Aegis trên tàu mặt nước đã được Mỹ bán cho các nước đồng minh châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc; còn ở châu Âu, một số nước như Na Uy, Tây Ban Nha cũng đã sở hữu những khu trục hạm phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ.
Trước loạt động thái của Mỹ, Nga đã lên tiếng tố cáo rằng, đây là sự dối trá để triển khai các hệ thống tên lửa tấn công mặt đất nhằm vào Nga, bởi hệ thống phóng đa năng Mk-41 có thể phóng cả tên lửa hành trình Tomahawk, có thể được lắp đặt cả các đầu đạn hạt nhân.
S-400 lép vế
Dù S-400 với đạn đánh chặn tầm xa được Nga quảng bá là hệ thống phòng thủ đỉnh cao trên thế giới nhưng khi so với Aegis Ashore cùng đạn SM-3 Block IIA, tính năng của hệ thống phòng thủ Nga trở nên quá khiêm tốn.
Theo những thông tin được lực lượng phòng thủ Nga tiết lộ, đạn tên lửa 40N6 của hệ thống S-400 có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 400 km và độ cao 185 km, tức là gần tới không gian.
Mục tiêu của loại tên lửa này không phải là những vệ tinh quay quanh trái đất với quỹ đạo dễ đoán trước mà 40N6 có khả năng đánh chặn được các đầu đạn tên lửa tầm trung (IRBM) ở ngoài khí quyển tại kì cuối và các máy bay trong phạm vi tấn công.
40N6 thực sự là một bước tiến lớn đối trong việc bảo vệ không phận quốc gia Nga vì nó đã thay đổi hoàn toàn khả năng hoạt động của các hệ thống phòng không hiện có của nước này.
Nga hiện đang sở hữu khoảng 2.000 phiên bản khác nhau của hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorite và S-400 Triumph. Tuy nhiên, Nga hiện đã ngừng sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mới và chỉ nâng cấp phiên bản mới nhất, để tập trung chế tạo S-400.
Với tên lửa 40N6, các khẩu đội S-300 giờ cũng sẽ có thể vươn tới khả năng phòng thủ không gian. Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga là 48N6E2 mới chỉ có tầm bắn 200 km.
Với tầm bắn gấp đôi là 400km và sử dụng đầu đạn định vị radar chủ động, 40N6 có khả năng ngang bằng phiên bản mới nhất của tên lửa SM-3 Block IA-IB phóng từ biển của Mỹ, mới được biên chế vào tháng 4/2014 sau nhiều lần thử nghiệm thất bại.
Tuy nhiên, 40N6 lại kém xa SM-3 Block IIA ở nhiều chỉ số. Cụ thể, trong khi SM-3 Block IIA có tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (Mach 15.25) thì tên lửa 40N6 khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ có thể đánh chặn mục tiêu tối đa trong phạm vi 400km ở độ cao 185km.
Hòa Bình
Chiến hạm Aegis để lộ lỗi gây sốc khi trục vớt
Hải quân Na Uy đang tích cực tiến hành công tác trục vớt chiến hạm Aegis hiện đại và đắt tiền KNM Helge Ingstad của ... |
Chiến hạm Aegis hỏng nặng sau khi tập trận răn đe Nga
(Vũ khí) - Những vụ va chạm với tàu chở hàng cỡ lớn đang thực sự trở thành cơn ác mộng tồi tệ đối với ... |
Ngày đăng: 10:48 | 31/01/2019
/ http://baodatviet.vn