Đó là những chia sẻ của ông Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tại Tọa đàm “Ngành Dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến lược biển”.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất ở Miền Bắc, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Tuy không phải địa phương có các hoạt động thăm dò, khai thác, hay có các nhà máy chế biến dầu khí lớn, tác động của ngành Dầu khí trực tiếp tới kinh tế - xã hội của Hải Phòng không rõ ràng, nhưng dầu khí đã tác động gián tiếp tới công nghiệp dịch vụ, sản xuất công nghiệp, vận tải của thành phố, nơi được coi là đầu mối giao thông, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.
Tổng kho xăng dầu Đình Vũ, Hải Phòng
Hiện tại, thành phố có trên 22.000 doanh nghiệp, trong đó có hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Có những cơ sở, nhà máy sản xuất lớn trong lĩnh vực điện lực, hóa chất, phân bón... sử dụng nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm hóa dầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất của Hải Phòng đều tiêu thụ lượng xăng dầu và các loại sản phẩm từ công nghiệp hóa dầu rất lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên. Qua những dẫn chứng cơ bản có thể nhận thấy, ngành Dầu khí đã và đang cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng, góp phần vào việc mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp này, đồng thời có đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho thu ngân sách địa phương hằng năm. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp, lĩnh vực giao thông vận tải ở Hải Phòng cũng có dấu ấn của các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi có sự hoạt động của hai đơn vị thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL).
Theo báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC Đình Vũ) trong 10 tháng năm 2018, Công ty có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ kinh doanh cảng biển, vận hành khai thác cảng container gần 200 tỷ đồng. Cùng với đó, Tổng kho Xăng dầu Đình Vũ là kho xăng dầu lớn nhất miền Bắc của PV OIL, cung cấp hầu hết xăng dầu cho các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Với quy mô cảng cửa ngõ quốc tế, sản lượng hàng hóa được vận chuyển qua cảng Hải Phòng năm 2018 là 109 triệu tấn và dự kiến năm 2019 là 129,2 triệu tấn. Cùng với đó, tần suất ra vào cảng Hải Phòng hằng ngày với hàng chục chuyến tàu từ quy mô từ 1 vạn đến 10 vạn tấn từ các tuyến hàng hải quốc tế, hơn 11.000 đầu kéo container, rơ móc các loại cùng hàng chục ngàn phương tiện vận tải khác vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đi khắp các tỉnh, lượng tiêu thụ xăng dầu là rất lớn và lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải đóng góp đáng kể vào ngân sách của thành phố.
Theo thống kê, trong khoảng 80.000 tỷ đồng dự kiến thu ngân sách trong năm 2018 của thành phố, có trên 55. 000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có trên 24.000 tỷ đồng thu từ nội địa. Trong đó, có phần không nhỏ của các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của ngành Dầu khí để sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đó là những điểm tạo nên gắn kết của Hải Phòng với ngành Dầu khí.
Ông Bùi Thanh Tùng đánh giá, giữa Hải Phòng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đang có mối quan hệ đối tác. Hải Phòng là cửa ngõ chính vào - ra khu vực phía Bắc từ biển. Những năm gần đây, quy mô nhập khẩu cũng như nhu cầu trung chuyển các mặt hàng xăng dầu, sản phẩm khí hóa lỏng, sản phẩm công nghiệp lọc hóa dầu từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ các tỉnh phía Nam, từ các cơ sở sản xuất của PVN ở khu vực miền Trung ra khu vực phía Bắc là rất lớn. Có thể nói hoạt động nhập khẩu, lưu trữ hàng trong khu vực cảng Hải Phòng và Khu công nghiệp Đình Vũ, việc trung chuyển, vận tải các sản phẩm dầu khí đi các địa phương khác rất nhộn nhịp, sôi nổi. Hệ thống cảng xăng dầu, khí hóa lỏng phục vụ cho hoạt động vận chuyển được coi là hiện đại, quy mô nhất của khu vực phía Bắc. Bên cạnh các lợi thế trên, Hải Phòng cũng được đánh giá là địa phương có tiềm năng về dầu khí. Theo đánh giá của các chuyên gia địa chất dầu khí, tiềm năng và trữ lượng dầu khí ở khu vực Bắc Bộ và bể Sông Hồng rất lớn.
Năm 2012, đã phát hiện dầu khí ở giếng Yên Tử, cách ngoài khơi bờ biển Hải Phòng khoảng 70km, với trữ lượng tiềm năng. Với những điều kiện, lợi thế trên, trong tương lai, Hải Phòng có đủ điều kiện trở thành căn cứ dầu khí ở phía Bắc khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện các công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và phát triển dịch vụ dầu khí tại khu vực này. Lãnh đạo Hải Phòng luôn đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của ngành Dầu khí đối với địa phương. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Bùi Thanh Tùng hy vọng: “Nếu chúng ta có một chiến lược tốt và có một sự đầu tư thật sự bài bản cho ngành Dầu khí, sẽ giúp ngành Dầu khí vượt qua khó khăn, đóng góp tích cực hơn cho kinh tế vĩ mô cũng như cho các địa phương, trong đó có Hải Phòng”.
Hiền Anh
Hội DKVN tổ chức Hội thảo Tiềm năng dầu khí và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò đối tượng bẫy phi truyền thống
Ngày 09/11/2018 tại TP Vũng Tàu, Hội Dầu khí Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Liên doanh Việt – ... |
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại Xu-đăng (NCP) - Trợ lý Tổng thống Cộng hoà Xu-đăng
Sáng 8/11/2018 tại Hà Nội, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh Văn Sơn đã tiếp và làm việc với Đoàn đại ... |
"Hành trình năng lượng" năm 2018: Kết nối doanh nghiệp dầu khí với nhà đầu tư
Tiếp nối thành công của chương trình năm 2017, nhận được sự chấp thuận về chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ... |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề "Bối cảnh Quốc tế hiện tại và các vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam"
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm với chuyên đề "Bối cảnh Quốc tế hiện tại ... |
Ngày đăng: 10:45 | 14/11/2018
/ Cổng thông tin điện tử PVN