Người tham gia giao thông dễ dàng cảm nhận được tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội những ngày vừa qua.

Đợt ô nhiễm không khí trong tháng cuối năm 2019 bắt đầu từ ngày 8/12, với chỉ số AQI trong khoảng 90 đến 100. Từ ngày 10/12, chỉ số AQI liên tục tăng cao trên mức 200. Trong đó, điểm đo tại Đại sứ quán Pháp lúc 4h ngày 10/12 lên tới 356.

Sau nhiều ngày chất lượng không khí được cải thiện do ảnh hưởng bởi không khí lạnh, Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí mới khi người dân có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap

Trong các ngày 12-15/12, thành phố bị bủa vây trong bầu không khí đặc quánh và mịt mù, không thể phân biệt được lớp màng đó là sương hay bụi.

Cách để người dân thấy rõ nhất chất lượng không khí đang hít thở là theo dõi chỉ số AQI trên các ứng dụng đo chất lượng không khí hàng ngày. Tại đây, chỉ số tại các trạm quan trắc ở Hà Nội đồng loạt chuyển đỏ, cảnh báo chất lượng không khí ở ngưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã đưa ra những nhận định cụ thể về chất lượng không khí tại Hà Nội và các thành phố lớn trong những ngày qua.

Theo đó, Tổng cục Môi trường cho biết nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ở Hà Nội đã vượt ngưỡng tiêu chuẩn 2-3 lần, chạm ngưỡng rất xấu. Cơ quan này khuyến cáo người dân không nên hoạt động ở ngoài trời.

Đáng chú ý, Tổng cục Môi trường đưa ra dự báo đến ngày 18/12, Hà Nội có thể có mưa. “Do đó, trong vài ngày tới, chất lượng không khí có thể duy trì ở mức xấu”, báo cáo của Tổng cục Môi trường nêu.

Như vậy, dù không nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, đơn vị gián tiếp khẳng định chất lượng không khí xấu đi là do thời tiết. Và để giải quyết tình trạng này, người dân chỉ còn cách chờ mưa.

ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap

Trước mắt, lãnh đạo thành phố đang đưa ra đề án xóa sổ than tổ ong trong năm 2020 và cấm xe máy trong năm 2030. Những đề án này hướng tới việc giải quyết tình hình ô nhiễm không khí ngày càng trở nên xấu đi.

Theo ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, mỗi ngày người dân thủ đô tiêu thụ 528 tấn than, góp phần thải vào bầu không khí của 8 triệu người Hà Nội 1.872 tấn khí CO2.

Cũng theo lãnh đạo chi cục, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ môi trường tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác hại của bếp than tổ ong đối với môi trường và sức khỏe. Kết quả cho thấy quá trình tiêu thụ than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi, trong đó có bụi mịn PM2.5 và khí thải khác như CO2, CO, SO2, PAHs...

Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân.

Các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt than tổ ong chủ yếu gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Người tham gia đốt than có thể phơi nhiễm với CO và PM2.5 thông qua 3 con đường là hít thở, tiếp xúc và tiêu hóa.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, từ khi bắt đầu tuyên truyền cắt giảm sử dụng than tổ ong, Hà Nội xóa bỏ được 17.600 bếp than tổ ong (chiếm 32%) trên địa bàn thành phố.

Phóng viên (t/h)

Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống

ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap Ô nhiễm không khí Hà Nội kéo dài, bụi siêu mịn đi thẳng vào máu, có thể gây ung thư
ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp
ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap Không khí Hà Nội tiếp tục "rất xấu"
ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap Chất lượng không khí ở miền Bắc vẫn rất xấu
ha noi o nhiem cam than to ong co phai la giai phap Không khí Hà Nội lại ở mức báo động

Ngày đăng: 09:37 | 16/12/2019

/