Hà Nội tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát các địa điểm bày bán hàng hóa gắn mác “xách tay”, việc giao bán hàng hóa trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội...
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3943/UBND-NC, triển khai kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các tổ chức, ban ngành chức năng có liên quan quán triệt, triển khai có hiệu quả những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; của Thành ủy, UBND thành phố về công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, UBND thành phố nhấn mạnh, nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các điểm nóng nghiêm trọng về tội phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.
Các mặt hàng "xách tay" chủ yếu gồm có điện thoại di động (như iPhone), máy tính xách tay, đồng hồ, túi xách, đồ gia dụng…
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; phòng chống tội phạm trong từng cơ quan, đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất. Đối với những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng phải điều chuyển, bố trí công tác khác và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
Tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc, ứng xử của cán bộ, công chức đối với người dân, doanh nghiệp, không để người dân, doanh nghiệp bức xúc, giảm sút niềm tin vào cơ quan chính quyền; quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính, tuân thủ pháp luật tại cơ quan, đơn vị.
Đồng thời phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan xác lập các chuyên án đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, rác thải độc hại,... Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát các địa điểm bày bán hàng hóa gắn mác “xách tay”, việc giao bán hàng hóa trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội..., phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng đã chỉ đạo 5 Bộ gồm Bộ Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tăng cường quản lý đối với hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài vào Việt Nam. Bởi thời gian qua, nhiều người đã lợi dụng chính sách thuế ưu đãi với mặt hàng quà biếu, quà tặng nhập khẩu từ nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa, trốn thuế.
Hàng xách tay
Năm 2017, khi ở Mỹ, tôi được nghe về một số sinh viên bỏ học, kiếm sống bằng sữa công thức. |
Bát nháo thị trường hàng xách tay
Ngay sau chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 5 bộ ngành \'siết\' quản lý hàng xách tay, ngày 10.4, Chi ... |
Thả nổi xì gà, ai quản lý chất lượng?
Những năm gần đây, nhu cầu xì gà (Cigar) tăng mạnh do nhu cầu, đặc biệt dịp Tết. Thế nhưng cũng như câu chuyện rượu ... |
“Thủ phủ” hàng xách tay Nguyễn Sơn làm nóng hội nghị tổng kết chống buôn lậu
Ông Đỗ Huy Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quận Long Biên, Hà Nội - đã dành hơn 10 ... |
Ngày đăng: 15:33 | 30/08/2018
/ http://vietnamnet.vn