Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép UBND TP Hà Nội thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với phần khối lượng đã thực hiện.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, ngày 18/11/2020, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với việc thanh toán kinh phí đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm có kết quả đấu thầu.
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội trình Chính phủ xem xét, quyết định, chậm nhất trong tháng 11/2020.
UBND TP Hà Nội thông tin, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 32 UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã để thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định mới của Chính phủ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa báo cáo Chính phủ gỡ khó cho xe buýt |
Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP, các sở, ban, ngành thuộc Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực tuyên truyền chính sách mới và tổ chức thực hiện.
Đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên trên địa bàn thành phố phải thực hiện theo phương thức đấu thầu đã hoàn thành xong công tác lựa chọn nhà thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đúng quy định.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, có một số ít lĩnh vực, các đơn vị chưa hoàn thành công tác đấu thầu trước ngày 31/12/2019 để thực hiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ ngày 1/1/2020. Các lĩnh vực này gồm: vận tài hành khách công cộng bằng xe buýt, duy tu, duy trì lĩnh vực vệ sinh môi trường, thoát nước, cây xanh, cung ứng dịch vụ thuỷ lợi...
Trong khi đó, để đảm bảo tính ổn định, liên tục, không bị gián đoạn và phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố, các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên năm 2019 vẫn phải tiếp tục thực hiện công tác duy tu, duy trì các lĩnh vực dịch vụ công nêu trên từ sau 1/1/2020 cho đến khi có kết quả đấu thầu.
Do các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu sử dụng ngân sách Nhà nước không đảm bảo đồng thời các điều kiện thực hiện theo phương thức đặt hàng quy định theo Nghị định 32, nên hiện nay, khối lượng thực hiện của các đơn vị hoạt động công ích trong khoảng thời gian nêu trên chưa đủ điều kiện để tạm ứng, thanh toán và quyết toán.
Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, việc này dẫn đến khó khăn cho đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước về nguồn vốn hoạt động và chi trả lương cho người lao động.
Để có cơ sở thanh toán, quyết toán kinh phí đối với khối lượng đã thực hiện, nhằm tháo gỡ khó khăn cho một số đơn vị cung ứng dịch vụ công ích trong thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm có kết quả trúng thầu, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh báo cáo Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép UBND TP Hà Nội thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với phần khối lượng đã thực hiện.
Mức giá không cao hơn giá đã thực hiện đặt hàng theo hợp đồng năm 2019 và giá trúng thầu năm 2020 làm cơ sở để thanh toán và quyết toán kinh phí.
UBND TP Hà Nội cũng cho biết thêm, liên quan đến nội dung này cũng đã được Bộ Tài chính thống nhất.
Hà Nội: Những tuyến phố nào có làn đường riêng cho xe buýt?
Để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng xe buýt tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân, hà nội dự kiến sẽ có ... |
Nhiều bất cập trong việc chi trợ giá cho xe buýt
Trợ giá từ ngân sách tăng, nhưng hoạt động của xe buýt vẫn èo uột, kết quả không như mong đợi khi xe buýt chỉ ... |
Ngày đăng: 14:13 | 26/11/2020
/ anninhthudo.vn