Nhắc đến hai chữ “cách cách“, người ta thường nghĩ ngay đến những cô nương lá ngọc cành vàng, cuộc đời an yên sống trong nhung lụa. Thế nhưng, cuộc đời họ lại có những góc khuất buồn thẳm ít người biết.
Cách cách là từ dùng để chỉ tước vị được ban cho các nữ nhi trong tôn thất của tộc Mãn Châu dưới triều đại nhà Thanh. Thông thường, cách cách sẽ là con gái vợ cả của thân vương, quận vương.
Sinh ra với thân thế lá ngọc cành vàng, nhắc tới họ ta thường nghĩ đến những bông hoa đầy hương sắc, một bước lên xe xuống xe, kẻ hầu người hạ. Thế nhưng, đằng sau cuộc sống nhung lụa ấy lại là những góc khuất không biết tỏ cùng ai.
Hôn nhân chính trị không tình yêu
Bấy giờ vua Khang Hy có 20 nàng cách cách. Dù ở thời đại ấy, nữ nhi thường không được coi trọng song Khang Hy luôn dành tình cảm vô cùng lớn với các cách cách của mình. Song thân phận cách cách đã khiến họ chẳng thể nào khác, trở thành những quân cờ trong các cuộc hôn nhân chính trị.
Theo các ghi chép, hầu hết Cách cách nhà Thanh đều kết hôn với các hoàng tử Mông Cổ và ngược lại. Trước khi xuất giá, cách cách phải theo học các nghi lễ nghiêm ngặt từ nhỏ. Những cô gái khi còn rất nhỏ tuổi đã phải tuân theo các quy tắc để có thể xuất giá.
Dưới thời Khang Hy, các nàng cách cách trưởng thành đều xuất giá rất muộn. Theo các nhà sử học, tuổi kết hôn phổ biến là 19 tới 22 tuổi. Điều này cũng thể hiện sự yêu thương che chở của Khang Hy dành cho các con gái, vì ông biết khi đã xuất giá, các con sẽ chẳng được hưởng cuộc sống như khi còn trong hoàng cung.
Xuất giá theo những cuộc hôn nhân chính trị, các cách cách đều kết hôn với những người môn đăng hộ đối song thực sự họ lại là những người rất bất hạnh.
Thân là cách cách lá ngọc cành vàng song họ lại không thể tự quyết định cuộc đời mình.
Thông thường, để đạt được mục đích củng cố, tăng cường sức mạnh chính tri, hoàng đế sẽ thông qua việc gả con gái của mình để biến các cách cách thành các sứ giả của vương triều. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, dưới thời nhà Thanh có 8 nàng công chúa được gả chồng vì mục đích chính trị.
Trong đó, Cố Luân cách cách - công chúa thứ 3, con của thứ phi Mã Giai Thị tức Vinh Phi, được gả cho Ô Nhĩ Cổn của dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, bộ tộc Ba Lâm Mông Cổ khi mới tròn 19 tuổi. Công chúa thứ 5, con của quý phi Triệu giai thị cũng được gả cho Cát Nhĩ Tang - con thứ của Đỗ Lăng vương của bộ tộc Khách Lạt Sấm Mông Cổ.
Công chúa thứ 6, Cố Luân cách cách năm 19 tuổi được phong là Hòa Thạc cách cách rồi gả cho Đa Bố Đa Nhĩ Tế, Khách Nhĩ Khách quận vương, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, Mông Cổ. Các công chúa thứ 9, 10, 13, 14, 15 sau đó đều được gả cho theo các cuộc hôn nhân ngoại giao.
Là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị, họ phải sống cuộc sống hôn nhân tưởng chừng xa hoa sung sướng song lại đầy cô đơn, sầu tủi. Ít ai biết rằng, sự thật là phần lớn các nàng cách cách đều có tuổi thọ rất rất, thậm chí hôn nhân không có con.
Chết trẻ trong sầu muộn
Thông thường, khi nói về những cách cách chốn hoàng cung, sự sung sướng của họ khiến ta suy luận tuổi thọ của họ phải cao hơn so với những người dân đói khổ. Tuy nhiên, sự thật là những người này lại có tuổi thọ rất thấp, thậm chí có người chết không phải vì bệnh tật mà vì tương tư sầu muộn.
Các cách cách này có tuổi thọ rất thấp, thậm chí có người chết không phải vì bệnh tật mà vì tương tư sầu muộn.
Theo ghi chép của các nhà sử học, trong số 20 cách cách của Khang Hy chỉ có 8 nàng sống được đến tuổi trưởng thành còn lại có chung số phận lìa đời khi tuổi còn quá trẻ. Trong đó, có trường hợp công chúa thứ 18 đã qua đời khi chưa đầy tháng. Tính trung bình, tuổi thọ bình quân của họ chỉ là 17 tuổi. Cá biệt, có hai người thọ hơn 50 tuổi đó là công chúa thứ 6 thọ 57 tuổi và công chúa thứ 3 được 56 tuổi.
Bước vào cuộc hôn nhân không tình yêu, họ luôn phải sống trong sự cô đơn buồn tủi. Có người khi có cơ hội quay về quê hương đã van nài Hoàng đế cho một cơ hội thoát khỏi cuộc hôn nhân tù túng ấy. Thế nhưng vì mối giao hòa giữa các dân tộc, các cách cách vẫn phải tiếp tục phận sự làm dâu của mình.
Sống trong chiếc lồng đó, nỗi ấm ức, phiền muộn của họ chẳng biết tỏ cùng ai. Có thể đây chính là nguyên nhân khiến tuổi thọ của các cách cách này thường không được cao. Bên cạnh đó, các cách cách nhà Thanh cũng phần lớn là không có con.
Suốt 200 năm triều Thanh, người công chúa có được hạnh phúc như dân thường, sống trong sự yêu thương chỉ có đại công chúa của Tuyên Tông và phò mã Phù Trân. Dám đấu tranh nói ra nỗi lòng của mình, nàng đã được vua cha ủng hộ và tác thành cho cuộc hôn nhân hạnh phúc này. Nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với 8 người con.
Thân là cách cách với người hầu kẻ hạ, cuộc sống nhung lụa song thực chất họ lại là những người cô đơn đến tột cùng. Âm thầm chịu đựng và an phận, rất nhiều trong số họ như những bông hoa đầy hương và sắc nhưng lại có cái kết đầy sầu muộn.
Giải mã những cải cách của quân đội nhà Thanh trước khi bị diệt vong
Trước khi nhà Thanh diệt vong không lâu, quân đội Thanh đã tiếp thu những phương pháp huấn luyện và biên chế quân đội phương ... |
Vì sao hoàng đế nhà Thanh không chọn mỹ nhân làm vợ?
Trong hai tiêu chuẩn chọn tú nữ thời Thanh không hề nhắc đến hai từ “xinh đẹp”. Vì sao lại có quy định kỳ lạ ... |
Ngày đăng: 13:52 | 10/12/2018
/ http://danviet.vn