Có câu "Binh bất yếm trá". Đã như vậy thì Pháp Chính việc gì phải “chính”? Trần Thọ bình rằng: “Pháp Chính thấy rõ thành bại, có diệu kế kỳ mưu, nhưng không được khen về phẩm hạnh”(“toàn tà”?).

Pháp Chính từ khi được phong làm Thái thú Thục quận, Dương Vũ tướng quân, thì một tay che trời, lộng quyền giết người, khiến cho bộ máy chính quyền non trẻ của Lưu Bị vận hành suôn sẻ, không còn chướng ngại. Đối với một “gian” thần như thế, Lưu Bị quyết định phải “phạt nặng”, bằng cách kéo y ra chiến trường làm quân sư cho mình, để y tiếp tục phát huy.

Chiến trường lớp lớp hỏa mù

Có câu "Binh bất yếm trá". Đã như vậy thì Pháp Chính việc gì phải “chính”?

Trong chiến dịch Hán Trung, một trận đánh quan trọng góp phần bành trướng thế lực của Lưu Bị trên bàn cờ thiên hạ với Tào - Tôn, Pháp Chính ở vai trò tham mưu trưởng đã sắp đặt một loạt mưu sâu kế hiểm khiến Tào Tháo cũng phải trầm trồ kinh ngạc: “Ta vẫn biết Huyền Đức chẳng đủ tài như thế, tất có người khác chỉ giáo vậy.”

giai ma thoi tam quoc ta than phap chinh muu loan chien truong

Một tay gây loạn chiến trường.

Vậy kế sách của Chính thế nào?

Đó là loạt liên hoàn kế từng bước dẫn dụ Tào quân vào giữa lớp sương mù, chỉ có thể mờ mịt chạy lòng vòng trong đó, vùng vẫy mà không thể thoát ra, cho dù có quân cứu viện cũng chẳng thay đổi được gì.

Bước một: Ám kích Vũ Đô.

Phái một đạo tiên phong thâm nhập hậu phương của địch: “Tiên chủ đốc xuất chư tướng tiến binh đến Hán Trung. Chia quân sai bọn Ngô Lan - Lôi Đồng thâm nhập Vũ Đô, đều bị quân Tào Công đánh giết tan tành ở đó”. Đánh thắng thì tốt, thua cũng không sao, mục đích chính là dời sự chú ý của quân Tào vào hướng bắc. Trong khi đó Bị dẫn quân chủ lực tiến đến cứ điểm trọng yếu của Hán Trung: ải Dương Bình.

Bước hai: Minh công Dương Bình.

Đạo quân chủ lực đóng trại kình nhau với địch trong thời gian dài, tạo ảo giác nhất định phải phá cho được ải này: “Tiên chủ đóng ở cửa ải Dương Bình, cùng với bọn Uyên - Cáp cầm giữ nhau.”

Bước ba: Mật chiếm Định Quân.

Bất ngờ vòng ra sau lưng địch: “Tiên chủ từ phía nam Dương Bình vòng qua sông Miện, men núi tiến lên, dựa vào địa thế Định Quân sơn lập quân doanh”. Bọn Uyên - Cáp không kịp trở tay, đường lui bị chặn, ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm, phải lập tức quay lại tranh giành Định Quân.

Bước bốn: Phân binh lần một.

“Bị trong đêm nổi lửa quanh công sự phòng ngự của Uyên. Uyên sai Trương Cáp che chắn vòng vây ở phía đông, tự mình dẫn khinh binh chống đỡ ở phía nam.”

Bước năm: Phân binh lần hai.

“Cáp đóng quân ở Quảng Thạch. Bị có hơn vạn quân tinh nhuệ, chia làm mười lộ, nhân đêm tối gấp rút tấn công Cáp”.Uyên nghe tin, liền phân một nửa binh của mình tương trợ Cáp.

Bước sáu: Giăng bẫy giữa đường.

Sau đấy Bị đến lũng Tẩu Mã đốt đô ấp ở vùng ngoại vi, Uyênchạy tới cứu hoả, rơi vào ổ phục kích của Lưu quân. Hoàng Trung được lệnh từ trên cao đánh xuống, chém được Uyên.

Bước bảy: Cậy hiểm mà giữ, tùy thời cướp lương.

Tào Tháo dẫn quân đến chi viện, Lưu Bị cười khẩy không thèmgiao chiến, lại thường xuyên chặn đường cướp lương. Quân Tào lương thực không đủ, tinh thần suy sụp, Tào Tháo tiến thoái lưỡng nan, rốt cuộc rút lui.

Liên hoàn kế này của Pháp Chính đã cẩn thận bố trí dựa trên sự hiểu biết về tướng địch (“Xét tính tài thao lược của Uyên, Cáp chẳng hơn được tướng soái của quốc gia”), nhãn quan chính trị sắc bén (“Không phải là trí của Tháo không tính kịp mà bởi lực của hắn không đủ, tất trong nội bộ của hắn có điều lo nghĩ bức bách”), kếp hợp cùng khả năng tính toán tuyệt vời, biến Hán Trung thành miếng gân gà mà một kỳ tài quân sự như Tào Tháo cũng phải ngậm ngùi nhả ra trong tiếc hận.

Chưa hết, trận này còn có tình tiết khá đặc sắc: “Tiên chủ giao chiến với Tào Công, ở thế không lợi, nên lui binh, mà Tiên chủ tức giận không chịu lùi về, chẳng ai dám can. Tên bay như mưa, Chính bèn tới chắn trước Tiên chủ, Tiên chủ nói: Hiếu Trực tránh ra!

Chính nói: Minh công còn đem thân xông pha tên đạn, huống chi là tiểu nhân.

Tiên chủ bèn nói: Hiếu Trực, ta với ngươi cùng lui. Rồi lùi về.”

Pháp Chính không chỉ tính kế với kẻ địch, mà lúc cần thiết, y còn có thể dùng kế với cả chủ công mình. Dẫu đây chỉ là khổ nhục kế, thì cũng đã thành công chế ngự được cơn điên của Lưu Bị.

Cho nên sau này Bị bại trận Di Lăng, Khổng Minh mới than thở: “Nếu còn Pháp Hiếu Trực, hẳn có thể ngăn cản chúa thượng không đi sang đông...”

Ấy là vì đầu tiên Khổng Minh nhớ tới việc Chính có thể cản Bị liều mạng, nhưng vừa nói xong liền nghĩ lại, với cái tính lì như trâu của chủ công mình thì xác suất ngăn được không cao, nên đành ngậm ngùi bồi thêm câu nữa: “...hoặc có sang đông, tất cũng không nguy hiểm như vậy.”

Kết

Pháp Chính vốn “văn võ toàn tài”, nhưng vì rơi mất một chữ “i”, nên không được tiếng thơm trong sử sách. Trần Thọ bình rằng: “Pháp Chính thấy rõ thành bại, có diệu kế kỳ mưu, nhưng không được khen về phẩm hạnh”(“toàn tà”?).

giai ma thoi tam quoc ta than phap chinh muu loan chien truong

Pháp Chính - Gia Cát Lượng: Đôi cánh đen trắng của Lưu Bị?

Tuy đạo đức không tốt lắm, nhưng khi tập đoàn Thục Hán đã có sẵn một Khổng Minh tài đức vẹn toàn, thì sự góp mặt của Chính là một nhân tố vừa vặn bổ sung vào chỗ khuyết, đảm nhận mặt “tối” của một bộ máy chính trị phải bảo toàn danh tiếng, trở thành chiếc “cánh đen” giúp Lưu Bị tự do bay lượn trong trời đất.

Bởi thế, e chẳng phải tự nhiên mà Khổng Minh nói: “May nhờ Pháp Hiếu Trực giúp đỡ, chúa công mới cất cánh bay liệng tự do được”. Cũng như chẳng phải vô duyên vô cớ mà Bị truy tặng cho Chính thụy hiệu “Dực” hầu.

giai ma thoi tam quoc ta than phap chinh muu loan chien truong

Giải mã thời Tam quốc: \'Ngũ hổ tướng\' của nhà Ngụy là ai?

Ngũ Tử Lương Tướng của Táo Tháo dùng đao kiếm trong tay chém ra vô số công lao, dùng tài năng chém ra con đường ...

giai ma thoi tam quoc ta than phap chinh muu loan chien truong

Ai là người Lưu Bị tín nhiệm nhất trong ngũ hổ tướng?

Thời Tam Quốc nổi tiếng nhất có lẽ phải nhắc đến ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nhưng trong số đó, ai là người được ...

Ngày đăng: 21:26 | 21/12/2018

/ http://danviet.vn