Luật sư các gia đình nạn nhân cho rằng thân chủ họ bị ép ký vào văn bản miễn tố để nhận mức tiền bồi thường thấp.

gia dinh nan nhan vu lion air to bi lua tien boi thuong

Merdian Agustin, vợ của một nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Lion Air. Ảnh: BBC.

Merdian Agustin, vợ của Eka, một nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay của Lion Air, Indonesia rơi năm ngoái, cho biết luật sư của hãng bảo hiểm đã tìm cách gây áp lực để cô ký vào một thỏa thuận miễn tố và nhận mức tiền bồi thường thấp sau tai nạn.

Chuyến bay mang số hiệu JT610 của hãng Lion Air ngày 29/10/2018 rơi xuống biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 189 người trên khoang thiệt mạng. Sau tai nạn, hãng bảo hiểm Global Aerospace của Anh đã tiếp cận gia đình các nạn nhân, đưa ra thỏa thuận bồi thường cho mỗi gia đình 92.000 USD với điều kiện họ phải ký cam kết sẽ không kiện tụng.

"Họ đưa cho tôi một số giấy tờ để ký, trong đó ghi bạn sẽ có tiền bồi thường với điều kiện không được kiện Lion Air hay Boeing. Họ nói rằng nếu ký, tôi sẽ được nhận tiền trong một hoặc hai giờ và tiếp tục cuộc sống, nhưng tôi không muốn thế. Không phải chuyện tiền bạc, đó là mạng sống của chồng tôi", Agustin nói, Cô không ký vào thỏa thuận miễn tố đó, nhưng khoảng 50 gia đình nạn nhân đã chấp nhận điều khoản này.

Số tiền bồi thường này gây tranh cãi bởi theo luật pháp Indonesia, mỗi gia đình nghiễm nhiên được nhận khoản bồi thường gần 90.000 USD sau vụ tai nạn. "Các gia đình đặt bút ký vào văn bản đã bị lừa về khoản bồi thường, họ trở thành nạn nhân của các công ty bảo hiểm và các luật sư tư vấn cho các công ty bảo hiểm đó, và cuối cùng, bên có lợi chính là Boeing",  Sanjiv Singh, một luật sư Mỹ đại diện cho gia đình các nạn nhân, nói.

Luật sư Singh cho rằng số tiền bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân trên thực tế có thể lên tới hàng triệu USD. Ông Singh cũng đặt dấu hỏi về một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Boeing với Lion Air, liên quan tới việc đưa ra văn bản này.

Boeing từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng ra tuyên bố cho biết các hãng bảo hiểm của họ thường xuyên trao đổi với các công ty bảo hiểm trên khắp thế giới trong những tình huống như vậy, đồng thời chia sẻ sự mất mát với gia đình các nạn nhân.

Global Aerospace bác bỏ cáo buộc nhưng không đưa ra thông tin cụ thể vì quy định bảo mật thông tin cho khách hàng. Hãng bảo hiểm này khẳng định họ tuân theo quy trình tiêu chuẩn khi dàn xếp tiền bồi thường để giúp các hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay tránh các vụ kiện tụng trong tương lai.

gia dinh nan nhan vu lion air to bi lua tien boi thuong

Thân nhân hành khách trên máy bay Lion Air gặp nạn chờ đợi tin tức tại sân bay Pangkal Pinan hồi tháng 10/2018. Ảnh: Sky News.

Năm 2005, khi một chiếc Boeing 737 lao vào khu dân cư ở Indonesia làm 149 người thiệt mạn, các gia đình nạn nhân cũng ký vào văn bản chấp nhận không kiện Boeing lên tòa án Mỹ. Một thỏa thuận tương tự cũng được ký kết sau vụ tai nạn với máy bay Boeing 737 khiến 102 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng năm 2007.

Boeing hôm 5/7 tuyên bố sẽ bồi thường tổng cộng 100 triệu USD cho các gia đình nạn nhân trong hai vụ tai nạn gần đây nhất, xảy ra trên dòng phi cơ 737 MAX của Lion Air và Ethiopian Airlines, làm tổng cộng 346 người thiệt mạng.

Boeing cho biết khoản tiền bồi thường này nhằm chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân và không liên quan đến các vụ kiện của họ nhắm vào tập đoàn này. Tuy nhiên, một số gia đình nạn nhân đã bác bỏ đề nghị này của Boeing.

Mai Lâm (Theo BBC)

gia dinh nan nhan vu lion air to bi lua tien boi thuong Đoạn băng tiết lộ sự bất mãn của phi công Mỹ với Boeing sau tai nạn Lion Air

Phi công không biết về hệ thống chống thất tốc mới và chỉ trích Boeing không cảnh báo về mối nguy tiềm ẩn từ nó.

gia dinh nan nhan vu lion air to bi lua tien boi thuong Sự chậm chạp của Boeing trong việc sửa đổi phần mềm sau tai nạn Lion Air

Boeing bắt đầu nghiên cứu để cập nhật hệ thống từ tháng 11/2018 nhưng đến sau khi vụ tai nạn Ethiopia xảy ra, họ mới ...

Ngày đăng: 14:27 | 12/07/2019

/ https://vnexpress.net