Nga - Trung muốn phô diễn sức mạnh trước Nhật và Hàn Quốc, hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á, đồng thời gửi thông điệp tới Washington.

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap

Tổng thống Nga Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moskva ngày 5/6. Ảnh: AFP.

Hàn Quốc cho biết ngày 23/7 máy bay quân sự Nga và Trung Quốc đã đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Hàn Quốc và hai máy bay quân sự Nga sau đó "xâm nhập không phận" ở đảo Liancourt tại biển Hoa Đông - thực thể tranh chấp chủ quyền giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc gọi nó là Dokdo còn Nhật Bản gọi là Takeshima. Seoul triển khai các tiêm kích F-16 và bắn 360 phát cảnh cáo với phi cơ Nga.

Nhật Bản cũng nói rằng máy bay cảnh báo sớm Nga A-50 đã "xâm nhập vào không phận Nhật Bản" ở đảo Liancourt trong khi các máy bay ném bom của Nga và Trung Quốc bay xung quanh, khiến Tokyo phản ứng bằng cách điều các chiến đấu cơ.

Trong khi đó, Moskva khẳng định họ không vi phạm không phận của các quốc gia khác. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ "không biết tình hình cụ thể" nhưng cho rằng từ "xâm nhập" nên được sử dụng một cách thận trọng.

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap

Vị trí ADIZ của Hàn Quốc. Đồ họa: AFP.

Giới phân tích đánh giá hoạt động ngày 23/7 là một cuộc thử nghiệm "liên minh quân sự" non trẻ giữa Moskva và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Nga gọi hoạt động này là "cuộc tuần tra trên không chung đầu tiên sử dụng máy bay tầm xa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" của lực lượng Nga và Trung Quốc.

Vì hai nước không có hiệp ước phòng thủ chung như Mỹ với Nhật Bản và với các nước NATO, tập trận là cách Nga - Trung thử nghiệm khả năng quân đội hai nước hoạt động cùng nhau trong hoàn cảnh thực tế.

Việc Nhật và Hàn Quốc đều triển khai máy bay để bảo vệ khu vực có tranh chấp diễn ra vào thời điểm mối quan hệ giữa hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đi xuống. Nhật tháng trước tuyên bố hạn chế xuất khẩu các hóa chất quan trọng sang Hàn Quốc, khiến ngành công nghiệp sản xuất chip và điện thoại thông minh hàng đầu thế giới của nước này gặp khó khăn. Trong khi đó, Seoul cho rằng Tokyo đang trả đũa vì tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản từng sử dụng lao động cưỡng bức cách đây nhiều thập kỷ phải đền bù cho các nạn nhân.

"Việc Nga và Trung Quốc hoạt động chung tại một khu vực vốn có nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm có thể đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác của họ", Tom O’ Connor, ký giả của Newsweek viết.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng tăng tiến. Năm ngoái, Nga tiến hành Vostok 2018, cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ từ Trung Quốc và Mông Cổ.

Cuộc tập trận diễn ra khi Tổng thống Nga Putin đang gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Vlapostok ở vùng viễn đông Nga. Thành phố này là đòn bẩy để Nga thể hiện sức mạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bắc Kinh trong vài năm qua đã điều tàu chiến đến cảng chiến lược ở đây để tập trận hải quân chung. Nga - Trung tuần này cũng công bố kế hoạch tăng cường giao dịch vũ khí.

Artyom Lukin, học giả quan hệ quốc tế tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vlapostok mô tả các vụ chạm trán tuần này là cách Nga - Trung phô diễn sức mạnh trước Tokyo, Seoul và "chọc tức Washington".

Các nhà phân tích cho rằng ông Putin và ông Tập có nhiều lý do để hợp tác quân sự nhưng nền tảng chính cho mối quan hệ của họ là việc cả hai bên đều coi Washington là đối thủ.

Lầu Năm Góc đã liên tục cảnh báo về các hành động quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác ở Thái Bình Dương. Họ cũng coi Nga là thế lực gây mất ổn định vì vấn đề Ukraine, các cuộc tấn công mạng và cáo buộc về can thiệp bầu cử.

"Những gì chúng ta đang thấy là mối quan hệ quân sự Nga - Trung được củng cố ở nhiều nơi trên thế giới, điều mà gần như không thể tưởng tượng được ở thời điểm 5 năm trước". Dean Cheng, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage, nói.

Theo Cheng, Trung Quốc đã nói với Nga rằng "chúng tôi sẽ đối phó Mỹ ở phương đông còn các anh đối phó ở phương tây". "Họ chưa chắc đã có thiện cảm với nhau nhưng họ có chung ác cảm với Mỹ".

Tháng trước, ông Putin đã ca ngợi mối quan hệ đặc biệt với ông Tập tại cuộc gặp song phương và thể hiện sự ủng hộ với Bắc Kinh trong căng thẳng thương mại giữa họ với Washington. "Giờ đây, sau hoạt động tuần tra chung, thế giới sẽ theo dõi xem liệu ông Tập và Putin có kề vai sát cánh nếu một cuộc đối đầu quân sự xảy ra hay không", ký giả Nathan Hodge của CNN viết.

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap Nga - Trung hợp tác đa lĩnh vực

Bắc Kinh và Moscow đã ký các thỏa thuận trị giá hơn 20 tỉ USD để tăng cường quan hệ kinh tế trong những lĩnh ...

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap Nga - Trung thống nhất “tẩy chay” USD

Nga và Trung Quốc đã thống nhất sử dụng nội tệ của 2 nước (đồng ruble và nhân dân tệ) để thay cho USD trong ...

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap Nga - Trung nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

Lãnh đạo Nga và Trung Quốc khẳng định quan hệ song phương đang rất tốt đẹp và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

dung y cua nga trung khi tuan tra chung khu vuc nhat han tranh chap Nga - Trung tăng cường hợp tác

Moscow và Bắc Kinh dự kiến ký 30 thỏa thuận song phương về nhiều lĩnh vực khác nhau xuyên suốt chuyến thăm Nga của Chủ ...

Phương Vũ (Theo CNN/Washington Times)

Ngày đăng: 15:25 | 24/07/2019

/ https://vnexpress.net