Những trường dạy nghề bị phương Tây mô tả là trại cải huấn có các thiết bị giống như nhà tù như camera giám sát hay còng tay. 

Trên truyền hình nhà nước Trung Quốc, trung tâm dạy nghề ở miền viễn tây nước này trông như một ngôi trường hiện đại, nơi sinh viên học tiếng phổ thông, học nghề và được thỏa mãn những sở thích như thể thao và múa dân gian.

Nhưng đầu năm nay, một trong những cơ quan chính quyền địa phương phụ trách các cơ sở như vậy tại huyện Hòa Điền ở Tân Cương đã mua một số thứ không liên quan gì đến giáo dục: 2.768 dùi cui cảnh sát, 550 que điện, 1.367 còng tay và 2.792 bình xịt hơi cay, theo AFP.

Danh sách này nằm trong số hơn một nghìn yêu cầu mua sắm của chính quyền địa phương ở khu vực Tân Cương kể từ đầu năm 2017, liên quan đến việc xây dựng và quản lý hệ thống trung tâm dạy nghề.

Các cơ sở này đã nhận được sự chú ý của quốc tế, các nhà hoạt động nhân quyền phương Tây mô tả chúng là các trại cải tạo chính trị để giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác. Trong khi đó, bộ máy tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh rằng các trung tâm này nhằm chống lại sự lây lan của chủ nghĩa ly khai, khủng bố và cực đoan tôn giáo thông qua giáo dục và đào tạo nghề.

Có hơn 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tôn giáo chính của họ là đạo Hồi. Họ nói tiếng Turk và có ngoại hình và văn hóa gần gũi với dân tộc ở Trung Á hơn người Hán. Mâu thuẫn sắc tộc khiến Tân Cương thường xuyên xảy ra các vụ tấn công bạo lực.

Một cuộc rà soát do AFP thực hiện với hơn 1.500 tài liệu chính phủ công khai - từ đấu thầu, ngân sách cho đến báo cáo công việc chính thức - cho thấy các trung tâm này được vận hành giống nhà tù hơn là trường học.

Hàng nghìn lính canh được trang bị hơi cay, súng điện và gậy có đầu nhọn để kiểm soát chặt chẽ học viên trong các cơ sở có hàng rào dây thép gai và camera hồng ngoại.

Các trung tâm nên "dạy như một trường học, được quản lý như quân đội và được bảo vệ như một nhà tù", một tài liệu trích dẫn lời Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc. Một tài liệu khác viết rằng để đào tạo những công dân Trung Quốc tốt hơn, các trung tâm trước hết phải "phá bỏ dòng dõi, nguồn gốc và các mối quan hệ của học viên".

dui cui va sung dien trong truong nghe cho nguoi duy ngo nhi o trung quoc
Cảnh sát đi tuần trước nhà thờ Hồi giáo Id Kah ở Tân Cương tháng 3/2017. Ảnh: AFP.

\'Giữ người cần giữ\'

Theo dữ liệu được thu thập bởi AFP, có ít nhất 181 cơ sở như vậy ở Tân Cương, Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng việc tham gia là tự nguyện.

Trung tâm này đầu tiên xuất hiện vào năm 2014, khi chính quyền khởi động chiến dịch "tấn công mạnh mẽ chống lại khủng bố" sau các vụ bạo lực chết người ở Tân Cương. Năm 2017, chính quyền địa phương tại nam Tân Cương, nơi có đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ, ra lệnh đẩy nhanh việc xây dựng các "trung tâm cải tạo bằng giáo dục cho một số nhóm", ám chỉ các nhóm tôn giáo, người nghèo, ít học và gần như tất cả đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ.

BBC công bố ảnh vệ tinh do Sentinel chụp cho thấy chỉ trong vòng 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 10 năm nay, một trung tâm ở Đạt Phản Thành, quận của thủ phủ Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) đã được nhanh chóng phát triển. Đây là khu phức hợp lớn có 16 tháp canh.

dui cui va sung dien trong truong nghe cho nguoi duy ngo nhi o trung quoc
Ảnh vệ tinh trung tâm ở Đạt Phản Thành hồi tháng 4 (trái) và tháng 10 (phải). Ảnh: Sentinel.

Chính quyền Tân Cương đã ban hành các quy định về xử lý "chủ nghĩa cực đoan tôn giáo". Các quan chức cảnh báo những người cực đoan có thể trốn ở bất cứ nơi nào và hướng dẫn các cán bộ nhận biết 25 hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và 75 dấu hiệu cực đoan, bao gồm các hoạt động có vẻ vô hại như bỏ hút thuốc hoặc mua lều.

"Hãy giữ những người cần giữ lâu nhất có thể", các cán bộ được chỉ đạo.

Tự kiểm điểm

Khoảng tháng 4/2017, chính quyền địa phương bắt đầu mời thầu một loạt hạng mục liên quan đến các cơ sở. Một số yêu cầu về đồ nội thất, điều hòa không khí, giường tầng, dao kéo dường như không có gì lạ đối với một trường học.

Nhưng những thứ khác thì giống như thiết bị nhà tù: hệ thống giám sát tinh vi, camera ghi hình học sinh trong phòng, dây thép gai, hệ thống nghe lén các cuộc gọi điện thoại và thiết bị giám sát hồng ngoại.

Các trung tâm cũng mua đồng phục cảnh sát, khiên chống bạo động, mũ bảo hiểm, bình xịt hơi cay, súng lưới, súng điện, dùi cui điện, côn, giáo, còng tay và gậy có đầu nhọn còn được gọi là "răng sói". Ít nhất một trung tâm yêu cầu có "ghế hổ", thiết bị được cảnh sát Trung Quốc sử dụng để khống chế người bị thẩm vấn.

Các quan chức đảng ở Urumqi lập luận rằng các thiết bị này là cần thiết để "đảm bảo an toàn cá nhân cho các nhân viên". Họ nói rằng các vũ khí không gây chết người đóng vai trò quan trọng để "giảm khả năng vô ý gây chấn thương trong một số tình huống không cần thiết sử dụng súng".

Cuối năm 2017, giới chức đã đưa ra chỉ đạo để chuẩn hóa các hoạt động của cơ sở. "Các văn phòng quản lý trung tâm dạy nghề mới được đứng đầu bởi các quan chức có kinh nghiệm vận hành nhà tù và trung tâm giam giữ", theo trang web của chính quyền địa phương.

Học viên sẽ được kiểm tra kiến thức tiếng phổ thông hàng tuần, hàng tháng và theo mùa. Họ cũng phải thường xuyên phải viết bản "tự kiểm điểm". Họ dành nhiều thời gian để "hô khẩu hiệu, hát những bài hát ca ngợi đảng Cộng sản Trung Quốc và học Tam Tự Kinh", bản ghi nhớ của chính quyền có đoạn viết.

dui cui va sung dien trong truong nghe cho nguoi duy ngo nhi o trung quoc
Xe cảnh sát đi tuần ở Kashgar, Tân Cương tháng 6/2017. Ảnh: AFP.

Hồ sơ được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu tập trung, học viên được phân loại dựa trên hạnh kiểm và mức độ hoàn thành khóa học. Những tội phạm đã hoàn thành án tù được đưa trực tiếp vào các trung tâm này, theo nguyên tắc "đưa những người không đáng tin cậy vào một nơi đáng tin cậy".

Học sinh có thành tích tốt sẽ được phép gọi điện cho gia đình hoặc được gặp họ trong các phòng đặc biệt tại trung tâm. Các quan chức được yêu cầu thường xuyên đến thăm gia đình của học viên để cung cấp cho họ những bài học "chống cực đoan" và kiểm tra thái độ.

Ngoài các cựu tù nhân và những người bị buộc tội cực đoan tôn giáo, chính quyền địa phương cũng được lệnh bảo đảm rằng ít nhất một thành viên của mỗi hộ gia đình được dạy nghề trong ít nhất một đến ba tháng. Giới chức giải thích đây là biện pháp để giảm nghèo trong khu vực có 24 triệu dân.

Sau Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố tại một cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng ở Washington hôm 15/10 rằng Bắc Kinh "đàn áp tôn giáo, các cộng đồng thiểu số", Shohrat Zakir, quan chức cấp cao của chính quyền Tân Cương phản bác rằng người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn sau khi ở các trung tâm này.

Zakir nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc đang đấu tranh chống "chủ nghĩa khủng bố và cực đoan" theo cách riêng và phù hợp với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. "Khu vực phía nam Tân Cương vẫn còn một chặng đường dài để đi tới tiêu diệt hoàn toàn môi trường và mảnh đất của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo", ông nói.

Trong khi Trung Quốc bác bỏ ước tính rằng một triệu người bị giữ trong các trung tâm thì các tài liệu cũng ám chỉ những con số khổng lồ.

Trong khoảng thời gian một tháng vào đầu năm 2018, văn phòng dạy nghề của huyện Hòa Điền, bên giám sát ít nhất một trung tâm, đã đặt mua 194.000 cuốn sách thực hành ngôn ngữ Trung Quốc.

Và 11.310 đôi giày.

dui cui va sung dien trong truong nghe cho nguoi duy ngo nhi o trung quoc Trung Quốc nói người Duy Ngô Nhĩ \'tốt hơn\' sau khi vào trại cải huấn

Quan chức Tân Cương không phủ nhận sự tồn tại trại cải huấn, nói người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn ...

dui cui va sung dien trong truong nghe cho nguoi duy ngo nhi o trung quoc Mỹ tính trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ

Bộ Ngoại giao Mỹ nói tình hình Tân Cương "ngày càng tồi tệ" trong khi một số quan chức khẳng định chính phủ đang thảo ...

Ngày đăng: 12:14 | 25/10/2018

/ VnExpress