Ngày mai, 13.11, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật An ninh mạng. Một số ý kiến cho rằng, còn nhiều vấn đề phải xem xét trong Dự thảo luật bởi có sự trùng lặp với luật hiện hành.
Đại diện VIA cho rằng nếu Luật An ninh mạng chặt chẽ quá mức có thể gây ra những thiệt thòi cho doanh nghiệp nội. Ảnh minh họa. |
Đại diện Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) - bà Trần Thị Kim Phượng - cho rằng: "Thực tế, trong Luật An ninh mạng có một số khái niệm và một số quy định chưa rõ ràng giữa hai khái niệm an ninh mạng và an toàn an ninh mạng.
Ví dụ như, trong đó có nội dung quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có những phần cần có sự tách bạch rõ ràng hơn đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia đã quy định trong luật an toàn thông tin mạng.
Thứ hai là, một số nội dung liên quan tới quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng, cung cấp sản phẩm an toàn thông tin mạng đã được quy định trong luật an toàn thông tin mạng hiện cũng được điều chỉnh trong luật an ninh mạng. Tức là sẽ có những doanh nghiệp chịu tác động của cả hai luật.
Thứ ba là, trong một số nội dung của Luật An ninh mạng cũng có những vấn đề tác động tới các doanh nghiệp và tổ chức của hiệp hội. Ví dụ như chương về các vấn đề về tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, những quy định về thủ tục điều kiện đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an ninh mạng.
Trong những quy phạm của luật sẽ có nhiều nội dung cần có sự xem xét để có tách bạch giữa hai Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng để các doanh nghiệp, tổ chức không chịu tác động chồng chéo.
Cụ thể như, hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của Luật An toàn thông tin mạng thẩm định cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 11 dự thảo Luật An ninh mạng lại quy định Bộ Công an thẩm định năng lực điều kiện đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng, đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Như vậy, các doanh nghiệp này sẽ chịu sự điều chỉnh của 2 cơ quan quản lý nhà nước khác nhau khi cung cấp dịch vụ đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và chồng chéo trong quản lý.
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) - ông Vũ Hoàng Liên - cho rằng: "Việc tạo rào cản quá chặt chẽ thậm chí có thể tạo ra nguy cơ cuộc chiến thương mại.
Ví dụ như thanh toán online, nước ngoài họ blocking thị trường mình, trong khi thương mại điện tử thanh toán online mình không sử dụng được nhiều dịch vụ trong nước bằng nước ngoài. Khi ấy thành ra mình lại tự đóng cửa “bế quan tỏa cảng” thì điều gì xảy ra mọi người đều biết".
"Việc này về trách nhiệm thì không sai, nhưng nếu không hài hòa thì vô tình lại tạo ra thiệt thòi" - ông Liên lo lắng.
Khẩn cấp xây dựng hệ thống an ninh mạng quốc gia
Trước các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng nhiều, càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh bùng nổ internet vạn vật (IoT), Việt ... |
NÓI THẲNG: Nếu Facebook, Google... tạm biệt chúng ta
Dự thảo Luật An ninh mạng làm dậy sóng mấy ngày nay vì có thể dẫn đến nguy cơ các nhà cung cấp ứng dụng ... |
Thấp thỏm vì có thể không còn Facebook, Google...
Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang đến rất gần, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý mới. Thế nhưng, với những ... |
(https://laodong.vn/kinh-te/du-thao-luat-an-ninh-mang-chat-che-qua-co-nguy-co-tao-ra-cuoc-chien-thuong-mai-575704.ldo)
Ngày đăng: 19:00 | 12/11/2017
/ Theo Đức Thành/Lao động