Sụt lún đang đe dọa nghiêm trọng đến ĐBSCL với mức độ gấp 10 lần nước biển dâng. Cần xem đây là bài toán nguy cấp với lời giải là cân bằng lại nguồn nước…

dong bang song cuu long sut lun nguy cap gap 10 lan nuoc bien dang Để ĐBSCL không biến mất khỏi bản đồ
dong bang song cuu long sut lun nguy cap gap 10 lan nuoc bien dang Du lịch Bạc Liêu nhiều điểm đến, ít đặc sắc

Bên lề hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chuyên gia đã nêu thực trạng cũng như “hiến kế” để giúp nền nông nghiệp ĐBSCL phát triển vững.

dong bang song cuu long sut lun nguy cap gap 10 lan nuoc bien dang
Sạt lở tại huyện U Minh Thượng, Kiên Giang (ảnh: P.V)

Chỉ trong 11 năm, diện tích lúa vụ 3 của 4 tỉnh vùng tứ giác Long Xuyên đã tăng 7 lần từ 53.000ha lên 450.000ha. Nước lũ không thể vào đồng, không gian trữ lũ trong vùng từ 9,2 tỉ m3 năm 2000 đã giảm xuống còn 4,7 tỉ vào năm 2011. Nước bị đẩy hết ra biển, mùa khô không có để bổ sung dòng chảy làm mặn lấn sâu vào nội đồng, gây những hệ lụy nghiêm trọng. Việc canh tác trong đê bao suốt thời gian dài, làm đất đai suy kiệt, cây lúa kém dinh dưỡng, suy yếu, đến một giai đoạn nào đó sẽ không thể cải tạo được.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu sinh thái ĐBSCL cho biết: “Hằng năm, chúng ta nghe báo cáo về con số sản lượng 25 triệu tấn, xuất khẩu đạt hàng triệu USD… Song, ít ai nhắc đến 2-3 triệu tấn phân bón, thuốc trừ sâu và hàng trăm ngàn tấn nông dược. Những cái đó, đất đai sông ngòi đều gánh hết, đó là chưa kể biết bao thứ được thải ra từ sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng”.

dong bang song cuu long sut lun nguy cap gap 10 lan nuoc bien dang
Ông Nguyễn Hữu Thiện trao đổi với PV Lao Động bên lề hội nghị (ảnh: P.V)

Theo ông Thiện, ĐBSCL được mệnh danh là vùng sông nước, hàng năm chúng ta nhận 475 tỉ m3 nước từ sông Me Kong, lượng mưa hàng năm là 1.400-2.000mm, nước dồi dào vô cùng, tuy nhiên, nước khắp nơi, nhưng không sử dụng được.

Khi nước mặt không dùng được, phải sử dụng nước ngầm, việc khai thác quá mức đã gây sụt lún. Báo cáo của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy trong 25 năm (1991-2016), trung bình vùng ĐBSCL đã sụt lún 18cm với tốc độ ngày càng nhanh và nghiêm trọng, nặng nhất là vùng Tân An, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Chúng ta nói rất nhiều về nước biển dâng, thực tế chỉ khoảng 3mm/năm, đó là một quá trình từ từ, nó không đáng sợ bằng tình trạng sụt lún đang diễn ra gấp 10 lần.

Do vậy, việc sụt lún phải được xem là khẩn cấp gấp 10 lần so với nước biển dâng. Nguyên nhân số 1 là do khai thác nước ngầm, nên phải giảm khai thác nuốc ngầm, phục hồi sông ngòi đặt trong những bài toán cân bằng sinh thái.

Những ngành công nghiệp nặng, lạc hậu không nên phát triển tại vùng ĐBSCL mà thay vào đó là công nghiệp phục vụ nông nghiệp chuyển hướng sang xanh, sạch và bền vững. Bên cạnh đó, phải thay đổi tư duy nông nghiệp từ tăng gia sang xuất sang làm kinh tế, nhẹ về lượng, chú trọng về chất.

https://laodong.vn/thoi-su/dong-bang-song-cuu-long-sut-lun-nguy-cap-gap-10-lan-nuoc-bien-dang-566875.ldo

Ngày đăng: 14:05 | 27/09/2017

/ Báo Lao động