Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất điều chỉnh hàng loạt tuyến buýt để tránh trùng lộ trình với đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Cụ thể, tuyến buýt 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Bác Cổ - Bến xe Mỹ Đình) kết nối với đường sắt 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ngã tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa (9km).
Điều chỉnh tuyến buýt 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) thành tuyến ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long), kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Láng đến Bến xe Yên Nghĩa (10km).
Nhiều tuyến buýt đi qua đường Nguyễn Trãi sẽ được điều chỉnh tránh trùng lộ trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Tuyến buýt 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh), kết nối với đường sắt 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Văn Quán đến Ga Hà Đông và từ Ga Văn Khê tới Ga Yên Nghĩa (3km).
Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa) và nhánh tuyến 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến ngang số 21 (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành Đai 3), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Vành Đai 3 đến Ga Yên Nghĩa (7,5km).
Ngoài ra, có 20 tuyến buýt trùng lộ trình với đường sắt ở quãng ngắn (từ 4 ga trở xuống) sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thay vì đổi lộ trình. Các tuyến này gồm: 105, 19, 22B, 22C, 39, 103, 106, 85, 29, 60A, 05, 44, 60B, 104, 16, 24, 51, 30, 84, 09. Cùng với việc điều chỉnh các tuyến trùng lộ trình, Sở GTVT Hà Nội đề xuất tăng thêm các tuyến buýt tại các ga đầu cuối và các tuyến ngang cắt lộ trình đường sắt.
Ga cuối Cát Linh sẽ được kết nối với 5 tuyến buýt: 18, 23, 50, 99 và BRT01. Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với Ga Cát Linh. Cụ thể, tuyến 90 (Kim Mã - Nội Bài) sẽ được kéo dài lộ trình thành Hào Nam - Nội Bài. Tuyến 25 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát) cũng được điều chỉnh để đi qua Hào Nam.
Điểm đầu là Ga Yên Nghĩa sẽ duy trì hoạt động của 12 tuyến buýt: 01, 37, 57, 62, 72, 89, 91,102, CNG02, BRT01, 75 và 213. Từ Ga Yên Nghĩa, Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất mở mới 5 tuyến buýt trong năm 2019 gồm: Bến xe Yên Nghĩa - Phùng (quý I-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức (quý I-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn (quý II-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Thanh Oai (quý IV-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Thị trấn Kim Bài (quý IV-2019).
Bên cạnh đó, dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị 2A sẽ thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt. Sau khi tổ chức lại, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng khoảng 400m. Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất bổ sung 14 nhà chờ xe buýt, nâng tổng số điểm dừng có nhà chờ lên 28.
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa rõ ngày khai thác thương mại
Sau nhiều lần lỡ hẹn "ngày về đích", tới nay tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa có lịch khai thác thương ... |
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức chạy thử 5 tàu
Sáng nay, 5 đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức chạy thử sau ngàn ngày mong đợi. |
Ngàn ngày mong chờ, cuối cùng đường sắt Cát Linh-Hà Đông chạy thử 5 tàu
Ngày mai, đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ lập 5 đoàn tàu chạy liên tục dọc trên chính tuyến ở ... |
Phát thẻ đi thử đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Phải xử nghiêm!
Tổng thầu là đơn vị xây dựng, còn chủ tuyến đường sắt vẫn là Việt Nam, việc cho người lên tàu chạy khi chưa xin ... |
Ngày đăng: 15:03 | 11/03/2019
/